Tìm kiếm

13 thg 7, 2011

Phương Pháp Phòng Và Trị Bệnh Cho Cá


Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk 

Kỹ Thuật Phòng Trừ Bệnh Cho Lợn

 

Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk 

Kỹ Thuật Trồng Nấm Hương

1. Đặc tính sinh học của nấm hương
Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ; thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-160C, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-260C.
Độ ẩm cơ chất: 65-70%
Độ ẩm không khí: ≥ 80%
Độ pH trung tính.
Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.
Độ thông thoáng trung bình.
 Dinh dưỡng: Sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp khi nấm hương có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm. Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng chủng loại nấm hương. Nấm hương là một trong những loại nấm được thu hái tự nhiên và nuôi trồng từ lâu đời. Nó có hương vị thơm, ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… là những nước trồng nhiều nấm hương nhất trên thế giới. Tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1 triệu tấn/năm. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi và sấy khô.
2. Trồng nấm hương trên mùn cưa
a. Xử lý nguyên liệu:
- Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70%. Ủ đống có khối lượng từ 300kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.
- Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng 1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh trùng theo hai cách sau:
- Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang, quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp cách thủy ở nhiệt độ 1000C trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi.
- Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 1210C, thời gian 90 phút.
b. Cấy giống nấm:
Túi mùn cưa đã được thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi mùn cưa theo tỷ lệ 2,5-3% lượng giống so với nguyên liệu, (1 chai giống 400g cấy thành 20-25 túi mùa cưa).
Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch 600-800g nấm tươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô ở nhiệt độ 40-450C. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt.
3. Trồng nấm hương trên cây gỗ
a. Chọn gỗ:
Các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt, không sâu bệnh đều trồng nấm hương được. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hương sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau…Vào đầu mùa xuân hàng năm (tháng 4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành chặt gỗ. Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, sau 5-9 ngày là trồng được.
b. Cấy giống và ươm:
- Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem rửa sạch, dùng nước vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7-10cm; các lỗ so le nhau.
Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng ximăng hoà thành bột giống như vữa trát tường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.
- Xếp gỗ theo kiểu “cũi lợn” thành đống, cách mặt đất 15-20cm cao 1,5cm, chiều dài tuỳ theo khối lượng gỗ đem trồng. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ.
- Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tưới nước. Lượng nước tưới chỉ đủ ướt lớp bao tải. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước sẽ thấm sâu vào thân gỗ làm chết giống. Tốt nhất nên ươm kéo dài 6-16 tháng (tuỳ thuộc theo từng chủng loại gỗ). Cứ 2 tháng lại tiến hành đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần kiểm tra độ ẩm của gỗ. Nếu thấy gỗ quá khô cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó mới ủ đống lại.
Trong thời gian ươm cần phòng trừ một số loại sâu bệnh hại nấm: cá loại nấm mốc, côn trùng, chuột…Khi phát hiện các đoạn gỗ bị bệnh, cần để cách ly khỏi đống ủ nhằm tránh lây lan sang các đoạn gỗ khác.
c. Chăm sóc, thu hái nấm:
Khi kết thúc giai đoạn ươm, nấm hương bắt đầu hình thành quả thể. Quan sát trên bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng lớn dần như hạt ngô và hình thành nên cây nấm hoàn chỉnh. Dựng đứng thân gỗ, xếp theo kiểu giá súng, hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Có thể xếp gỗ trong nhà có mái che, thoáng mát, độ ẩm không khí cao, ánh sáng khuếch tán rất ngắn (từ 3-6 tháng/năm), vì vậy năng suất thu hoạch sẽ thấp. Việc tính toán thời gian nuôi trồng để khi nấm ra gặp đúng thời tiết lạnh là rất cần thiết.
- Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt độ không khí cao trên 200C cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới cấy giống, đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tưới nước và thu hái.
Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).
Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk 

Kỹ thuật trồng ớt cay

Ớt cay chứa nhiều chất capsaicine có tác dụng gây cay, kích thích ngon miệng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Vì vậy, ớt cay đã trở thành cây gia vị được nhiều người ưa chuộng.
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng  được 3 vụ trong năm:
- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, trồng tháng 9 - 10, bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 - 1 dl.
- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 dl.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 trồng tháng 5-6 thu hoạch 8-9 dl.
2. Giống:
Hiện nay có các loại giống sau:  Giống ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm...
3. Chuẩn bị đất:
Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20 cm, rộng 1m. Bón lót: 100 kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50 kg super lân, 3 kg Kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg phân NPK (16-16-8) cho 1.000 m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
4. Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.
Ớt có thể trồng theo nhiều khoảng cách khác nhau:
+ Khoảng cách trồng 50 x (30 - 40) cm.
+ Khoảng cách 70 x (50 - 60) cm.
5. Chăm sóc:
- Tưới nước: Sau khi trồng 3-5 ngày, tiến hành trồng dặm. Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng.  Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông, giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
- Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng:  4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái:6kg Urê + 5kg Kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi quả, quả ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần để ngừa quả bị thối đuôi. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu quả và phòng quả bị sẹo.
6. Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi quả bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống quả, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần, nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất quả đạt 20-30 tấn/ha.
7. Một số sâu, bệnh thường gặp:
Bọ trĩ: Sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, có thể dùng Regent, Confidor, Admire để phòng trị.
Sâu xanh đục quả: Sâu phồncại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đục thủng quả, khi quả ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
Bọ phấn trắng: Bọ chích hút làm lá biến vàng cây suy yếu, là tác nhân truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe. Có thể sử dụng ong ký sinh ngoài tự nhiên hoặc thuốc Admire, Confidor, phun ở mặt dưới lá để phòng trị.
Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Karate, Decis ... có thể pha trộn với Atabron., phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao.
Bệnh héo cây con: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Rovral, Ridomil; Copper -B, Tilt super, Bonanza để phòng trị.
Bệnh héo chết cây: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium sp. Cây bị bệnh héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn. Đối với bệnh do vi khuẩn cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum sp gây ra. Bệnh gây hại trên lá, thân, hoa và cả quả. Bệnh lây lan mạnh vào mùa mưa, làm giảm năng suất trầm trọng. Có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trị: Copper B, Manzate, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...

Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk 

Kỹ Thuật Trồng Rau Sạch

Danh Mục Kỹ Thuật Trồng Trọt

I. Kỹ Thuật Trồng Rau 










Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk 

11 thg 7, 2011

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Phần 1



Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Phần 2


Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Phần 3







Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Phần 4


Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk 

Kỹ Thuật Nuôi Dế

Kỹ Thuật nuôi Dế Phần 1 



Kỹ Thuật nuôi Dế Phần 2 






Kỹ Thuật nuôi Dế 



Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk     

8 thg 7, 2011

Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng

Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng 1



Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng 2


 Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng 3


 Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng 4



Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng 5



Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng 6








Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk    

7 thg 7, 2011

Kỹ Thuật Nuôi Chăm Sóc Lợn Nái

Kỹ Thuật Chăm Sóc Lợn Nái




Kỹ Thuật Chăm Sóc Lợn Nái






Kỹ Thuật Chăm Sóc Lợn Nái


Kỹ Thuật Chăm Sóc Lợn Nái


 Kỹ Thuật Chăm Sóc Lợn Nái 


Kinh Nghiệm chăn nuôi Lợn nái  










Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk


Kỹ Thuật Nuôi Gà

Kỹ Thuật Nuôi Gà Con 1



Kỹ Thuật Nuôi Gà Con 2



Kỹ Thuật Nuôi Gà Con 3
 



Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt 1


 Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt 2



 Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt 3






 Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ 1



 Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ  2




 Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ 3



 Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ IV




 Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ V


   Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ VI







Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk





Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba

Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Phần 1 

Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba  Phần 2
 Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Phần 3

Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Phần 4

Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Phần 5
 
Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk

Kỹ Thuật Nuôi Nhím

Kỹ Thuật Nuôi Nhím Phần 1 


 Kỹ Thuật Nuôi Nhím Phần 2




Kỹ Thuật Nuôi Nhím Phần 3



 
Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính


Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk

6 thg 7, 2011

Phim Kỹ Thuật Nuôi Lươn

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Phần 1 

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Phần 2
 
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Phần 3

Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk

Phim Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Phần 1


Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Phần 2




Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Phần 3





Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk

Phim Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng

Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Phần 1


Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Phần 2


Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Phần 3





Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk

Danh Mục Phim Kỹ Thuật Nông Nghiệp


I. Phim Kỹ Thuật Nuôi Thuỷ Sản

1. Kỹ thuật Nuôi Cá Bống Tượng 
2. Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh 
3. Kỹ Thuật Nuôi Lươn 
4. Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn tính 
5.Phòng Và Trị Bệnh Cho Cá

                                  
 II. Phim Kỹ Thuật Nuôi Gia Cầm 
1.Kỹ Thuật Nuôi Gà
2.Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt  
3.Kỹ Thuật Nuôi Gà Sao
4.Kỹ Thuật Phòng Trừ Bệnh Cho Gà  

III. Phim Kỹ Thuật Nuôi Gia Súc  
1.Kỹ Thuật Nuôi Chăm Sóc Lợn Nái
2.Kỹ Thuật Chăn Nuôi Dê
3.Kỹ Thuật Phòng Trừ Bệnh Cho Lợn 
 

IV. Phim Kỹ Thuật Nuôi Các Loài Đặc Sản 
1.Kỹ Thuật Nuôi Nhím
2.Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba 
3.Kỹ Thuật Nuôi Lợn Rừng  
4.Kỹ Thuật Nuôi Dế

                           


Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk