Lươn là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ của môi trường nước xung quanh. Nhiệt độ môi trường sống từ 15 - 30 độ C, thích hợp nhất 24 - 28 độ C. Dưới 10 độ C chúng rúc tận đáy bùn, sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ trong cơ thể, trên 32 độ C sức ăn giảm đi.
Cấu tạo của lươn dễ cho việc trốn lủi, nhất là lúc đói. Ngày có mưa sấm, lươn bỏ đi hàng loạt, ngoi theo lạch nước chảy, nếu xung quanh có đất cứng có thể dùng đuôi cựa để lách đi.
Trong những năm gần đây, lươn đồng là loài đặc sản nước có hiệu quả kinh tế vì dễ tiêu thụ, giá thành cao và kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp nên được nhiều bà con nông dân đầu tư. Hiện tại có 2 phương thức nuôi phổ biến là nuôi trong bể và ao đất, tùy vào điều kiện cụ thể của gia đình.
1.Nuôi lươn đồng trong bể:
Bể xi măng, bể composit hay các bể được xây dựng trên cơ sở tận dụng các vật liệu rẻ tiền sẵn có như tre, ván ghép…thường được xây dựng theo hình chữ nhật, quy mô tùy theo khả năng tài chính của nông hộ, thường chiều dài 6 – 8 m, ngang 2,5 – 4 m và cao 1,6 – 2,2 m. Phía trên phần mặt bể có gờ nhỏ (10 cm) nhằm ngăn ngừa lươn thoát ra ngoài. Đối với bể xi măng mới xây, ngâm phèn chua 100 g/m2, ngâm 2 lần, 2 ngày/lần, sau đó chà bằng bẹ chuối, phơi nắng 30 ngày, cấp và xả nước 3 – 4 lần. Xây dựng bể nuôi ở nơi có nguồn nước sạch, cung cấp nước thường xuyên, vị trí xây nơi yên tĩnh, chủ động việc cấp và thoát nước, thuận tiện giao thông. Tốt nhất là nơi có nguồn nước chảy tự nhiên như sông, suối, đảm bảo đạt nhiệt độ của nước 25 – 27 0C, hàm lượng oxy hòa tan 5mg/l, độ pH 6,5 – 8, độ mặn không quá 5‰. Ngoài bể nuôi nên có một bể chứa nước và lọc nước để thay lúc cần thiết. Cần đổ một lớp đất bùn pha sét mềm khoảng 20-30 cm để cho lươn chui rúc khi động, đất bùn pha sét được khử trùng bằng vôi và muối, liều lượng là 10kg đất trộn với 100-150gr muối và 50-100gr vôi bột.
Hình thức nuôi lươn đồng trong bể xi măng hay khung cây, ván ghép có ưu điểm là dễ quản lý, và rẻ tiền, phù hợp với hình thức nuôi hộ gia đình.
2. Nuôi trong ao đất lót bạt:
Tùy điều kiện của từng gia đình, diện tích tối thiểu phải được 20m2. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Chiều cao phải đạt từ 08 -1m, để giữ được mức nước 0,3 m. Thiết kế ống thóat nước ở đáy bạt, có đường kính khoảng 6 - 10cm. Dùng cọc tre cố định phía ngòai bạt nuôi để giữ bạt chắc chắn, đảm bảo cho quá trình nuôi. Đáy phủ một lớp đất bùn pha sét hoặc thịt pha sét (đất ruộng đang canh tác), độn thêm rơm, cỏ, thân cây chuối mục hoặc dây nilon bó thành chùm, vùi vào lớp bùn đáy để tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn. Lớp đất bùn này không nên lẫn cát hoặc những mảnh vụn bén nhọn. Lớp đất này chiếm từ 1/3 - 1/2 diện tích ao, bề cao lớp đất từ 0,3 - 0,4m. Thả một ít lục bình hoặc có giàn lưới ½ diện tích mặt ao để che mát, giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chế lá cây rụng. Xung quanh ao làm đăng lưới hay bao vách nylon ngăn ngừa địch hại xâm nhập và phòng lươn thoát ra môi trường bên ngoài. Sau khi xây bạt xong tiến hành rửa bạt sạch bể nuôi và cấp nứớc cho ao đạt 0,2 – 0,3 m. Kiểm tra các yếu tố môi trường cho phù hợp với sự phát triển của lươn rồi tiến hành thả giống.
3.Nguồn lươn giống:
Đây là vấn đề đầu tiên được giải quyết khi nuôi lươn. Lươn giống thu được từ các nguồn sau:
Chọn giống kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng (lưng có màu vàng sẫm, có chấm đen), linh hoạt, không xây xát, thương tổn, mất nhớt. Chất lượng con giống phải thật tốt. Kích cỡ giống dao động từ 20 – 30 con/kg. Mật độ thả nuôi dao động từ 50 – 80 con/m3. Trước khi thả cá, nên tiến hành sát trùng cho cá bằng dung dịch muối có nồng độ 2 - 3% trong thời gian 5-10 phút, thuốc tím 10 - 20g/m3 15 - 30 phút để loại trừ kí sinh và sát trùng vết thương do xay xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. Giống nuôi chủ yếu được khai thác từ nguồn giống tự nhiên nên cần có bể để thuần dưỡng, phân cỡ và phòng trị bệnh trước khi đưa vào nuôi thương phẩm. Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong 1 - 2 ngày đầu, không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 - 4 kg/m2. Thay nước 1 - 2 lần/ngày. Thời gian thuần dưỡng là 5 – 7 ngày.
- Bắt trực tiếp từ lươn sẵn có trong tự nhiên: Hàng năm từ tháng 4 - 10 có thể dùng lồng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, ở các mương rãnh... lươn bắt được theo cách này thương không bị thương, khoẻ mạnh tỷ lệ sống cao.
- Mua lươn ở chợ: Cần chọn con khoẻ mạnh, không bị thương, lươn giống câu bằng lưỡi câu sẽ bị thương dễ sinh bệnh nấm thuỷ mi, có con bị đau không ăn được nên gầy yếu, không thể dùng làm lươn giống được.
Có thể phân lươn giống làm 3 loại:
- Loại 1: Thân mầu vàng có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh.
- Loại 2: Thân màu vàng xanh, loại này sinh trưởng trung bình.
- Loại 3: Mầu xám tro, chậm lớn.
Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30-50 con/1kg, nếu lươn quá nhỏ tỷ lệ sống sẽ thấp, cỡ quá lớn thì hiệu quả kinh tế thấp.
- Chọn lươn nuôi cho đẻ:
Vào cuối năm, trong số lươn thu hoạch được chọn những con nặng từ 100-200g, thân màu vàng trơn bóng, nuôi qua mùa đông trong ao giầu dinh dưỡng tới mùa xuân cho sinh đẻ nếu nước trong ao trên 15 độ C.
Trong thời kỳ sinh sản phải đặc biệt chú ý đến trứng lươn đẻ và lươn con để vớt ra kịp thời nuôi ở các ao đề phòng chúng ăn lẫn nhau.
Bón phân ở ao để gây nuôi thức ăn động vật phù du, khi thiếu thức ăn phải cho thêm lòng đỏ trứng gà luộc chín cho lươn ăn. Nếu lươn dài cỡ 3-5cm, có thể cho ăn giun, cá tạp băm nhỏ.
Nếu trứng lươn thu ở ngoài thiên nhiên (như ở các bờ ruộng lúa, sau lúc mưa rào)thì chú ý cách nhận biết trứng lươn như sau: trước khi lươn đẻ trứng, lươn cái thường phun bọt rồi đẻ trứng vào đó, nếu thấy những đám bọt này có thể vớt trứng về ấp trong khay.
4. Con giống:
Chọn giống kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng (lưng có màu vàng sẫm, có chấm đen), linh hoạt, không xây xát, thương tổn, mất nhớt. Chất lượng con giống phải thật tốt. Kích cỡ giống dao động từ 20 – 30 con/kg. Mật độ thả nuôi dao động từ 50 – 80 con/m3. Trước khi thả cá, nên tiến hành sát trùng cho cá bằng dung dịch muối có nồng độ 2 - 3% trong thời gian 5-10 phút, thuốc tím 10 - 20g/m3 15 - 30 phút để loại trừ kí sinh và sát trùng vết thương do xay xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. Giống nuôi chủ yếu được khai thác từ nguồn giống tự nhiên nên cần có bể để thuần dưỡng, phân cỡ và phòng trị bệnh trước khi đưa vào nuôi thương phẩm. Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong 1 - 2 ngày đầu, không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 - 4 kg/m2. Thay nước 1 - 2 lần/ngày. Thời gian thuần dưỡng là 5 – 7 ngày.
4. Chăm sóc cho ăn và quản lý:
Thức ăn: Chủ yếu là cá tạp, cá biển, trùn, ốc, nhái cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nếu thức ăn là cá tạp, trước khi cho ăn nên sát trùng bằng muối ăn 0,5 kg muối/ 3lít nước trong thời gian 30 phút, cá tạp tươi rửa sạch, bỏ hết nội tạng, cắt nhỏ. Để tăng cường sức khỏe cho ăn cá băm nhỏ hợp cỡ mồi theo kích cỡ lươn nuôi hoặc thức ăn tự chế biến hấp, để nguội, phối hợp trộn với 3g men tiêu hoá/1kg thức ăn +vitamin C + dầu mực để kích thích lươn bắt mồi.
Cho lươn ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm (6-7h) và chiều tối (18-19h), chủ yếu vào ban đêm, lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5-7% tổng trọng lượng đàn cá. Sau khi cho ăn khoảng 3 đến 4 giờ, kiểm tra lại sàng ăn để xem khả năng lươn ăn mồi, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp ở lần kế tiếp.
Dụng cụ cho ăn là sàng tre đan thưa (kích thước 0,8m x 1m), nhẵn hoặc bằng sàng lưới cước được đặt cách mặt nước 10 - 20cm. Cho hoàn toàn thức ăn vào sàng ăn, mật độ sàn 70-100 m2 /sàng. Định kỳ 2 - 3 ngày thay nước một lần để tạo môi trường trong sạch cho lươn phát triển. Nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý vôi bột để hạn chế được dịch bệnh. Khi nuôi cần chú ý đến khả năng cung cấp nguồn nước, chất lượng nước và các yếu tố môi trường khác như hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ nước, pH... để có biện pháp kỹ thuật xử lý thích hợp. Vệ sinh bể khoảng định kỳ 5 - 7 ngày phải cọ sạch bể. Mỗi ngày gom chất thải, thức ăn thừa lắng ở đáy lại và xả ra ngoài.
Mỗi tháng phân cỡ một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để lươn đồng đều và chóng lớn; đồng thời thay lớp đất bùn và rơm, cỏ, thân chuối mục khác để tạo môi trường tốt cho lươn sinh trưởng. Trước khi phân cỡ để lươn nhịn từ 1 ngày, để lươn bài tiết hết thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cỡ lươn, dùng vợt không dùng tay bắt.
Việc phòng bệnh cho lươn rất quan trọng, định kỳ 10-15 ngày dùng vôi bột với liều lượng 10-20 g/m3 hoà nước tạt để ngừa bệnh cho lươn. Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh để ao, bể bị ô nhiễm. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamine C để tăng sức đề kháng cho lươn và định kỳ trộn tỏi vào thức ăn với liều lượng 4-5g/kg thức ăn để phòng bệnh đường ruột. Theo dõi các hoạt động của lươn, kịp thời phát hiện lươn bị bệnh cách ly để điều trị.
Thức ăn: Chủ yếu là cá tạp, cá biển, trùn, ốc, nhái cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nếu thức ăn là cá tạp, trước khi cho ăn nên sát trùng bằng muối ăn 0,5 kg muối/ 3lít nước trong thời gian 30 phút, cá tạp tươi rửa sạch, bỏ hết nội tạng, cắt nhỏ. Để tăng cường sức khỏe cho ăn cá băm nhỏ hợp cỡ mồi theo kích cỡ lươn nuôi hoặc thức ăn tự chế biến hấp, để nguội, phối hợp trộn với 3g men tiêu hoá/1kg thức ăn +vitamin C + dầu mực để kích thích lươn bắt mồi.
Cho lươn ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm (6-7h) và chiều tối (18-19h), chủ yếu vào ban đêm, lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5-7% tổng trọng lượng đàn cá. Sau khi cho ăn khoảng 3 đến 4 giờ, kiểm tra lại sàng ăn để xem khả năng lươn ăn mồi, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp ở lần kế tiếp.
*Những lưu ý khi nuôi lươn:
+ Thả mồi phải định kỳ, định lượng:
Thức ăn cho ăn hàng ngày phải bằng 5-7% thể trọng lươn. Thức ăn quá nhiều, lươn tham ăn sẽ bị chết, nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Căn cứ vào đặc điểm ăn đêm của lươn, thời gian cho ăn thường là từ 6-7h tối, mỗi ngày vớt thức ăn thừa một lần để tránh thức ăn rữa nát làm ô nhiễm nước.
Ở giai đoạn lươn giống cần làm tốt việc thuần hoá thức ăn. Mấy ngày đầu mới thả có thể không cho lươn ăn, sau cho cho ăn giun và các thức ăn khác. Hình thành tập tính ăn thức ăn hỗn hợp cho lươn giống. Nếu cho ăn một loại mồi trong một thời gian dài thì về sau tính ăn của lươn rất khó cải biến, không có lợi cho việc nuôi.
+ Giữ nước trong sạch:
Vào mùa nóng nên tăng số lần thay nước, kịp thời vớt hết thức ăn thừa. Ngoài ra, trồng thực vật thuỷ sinh trong ao có tác dụng hạ được nhiệt độ của nước, làm sạch nước. Sau khi mưa phải tháo nước kịp thời đề phòng lươn bỏ trốn. Mùa hè có thể dùng lều che nắng có lợi cho sinh trưởng của lươn.
+ Phân ao:
Trước khi lươn sinh sản có thể thả vào ao một ít cây cải dầu, dây khoai, rơm khô để lươn đẻ trứng. Lươn con mới nở vớt ra ngay thả vào ao ương tránh lươn mẹ ăn lươn con. Ao nuôi lươn con chủ yếu dựa vào màu nước sinh ra động vật phù du làm mồi cho lươn.
+ Thu hoạch
Thời gian đánh bắt lươn vào khoảng tháng 10-11. Khi nhiệt độ hạ xuống 10-15 độ C lươn bắt đầu dừng ăn và ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thấp, lươn ít hoạt động nên khi bắt ít bị thương và dễ cho việc vận chuyển. Phương pháp bắt có thể là câu, đánh lưới hoặc tát cạn ao.
+ Ngủ đông của lươn:
Cuối mùa thu, đầu mùa đông, lươn ngừng ăn rúc vào bùn ngủ đông. Đối với việc để giống lươn con qua đông, cần phải tháo cạn nước ao nhưng phải giữ cho lớp bùn luôn ẩm ướt. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, cần phủ một lớp cỏ lên mặt ao để giữ ấm chống lạnh. Có một số nơi có thể để nước qua mùa đông, nhưng phải để mực nước sâu một chút để tránh kết băng làm lươn chết cóng.
Dụng cụ cho ăn là sàng tre đan thưa (kích thước 0,8m x 1m), nhẵn hoặc bằng sàng lưới cước được đặt cách mặt nước 10 - 20cm. Cho hoàn toàn thức ăn vào sàng ăn, mật độ sàn 70-100 m2 /sàng. Định kỳ 2 - 3 ngày thay nước một lần để tạo môi trường trong sạch cho lươn phát triển. Nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý vôi bột để hạn chế được dịch bệnh. Khi nuôi cần chú ý đến khả năng cung cấp nguồn nước, chất lượng nước và các yếu tố môi trường khác như hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ nước, pH... để có biện pháp kỹ thuật xử lý thích hợp. Vệ sinh bể khoảng định kỳ 5 - 7 ngày phải cọ sạch bể. Mỗi ngày gom chất thải, thức ăn thừa lắng ở đáy lại và xả ra ngoài.
Mỗi tháng phân cỡ một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để lươn đồng đều và chóng lớn; đồng thời thay lớp đất bùn và rơm, cỏ, thân chuối mục khác để tạo môi trường tốt cho lươn sinh trưởng. Trước khi phân cỡ để lươn nhịn từ 1 ngày, để lươn bài tiết hết thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cỡ lươn, dùng vợt không dùng tay bắt.
Việc phòng bệnh cho lươn rất quan trọng, định kỳ 10-15 ngày dùng vôi bột với liều lượng 10-20 g/m3 hoà nước tạt để ngừa bệnh cho lươn. Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh để ao, bể bị ô nhiễm. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamine C để tăng sức đề kháng cho lươn và định kỳ trộn tỏi vào thức ăn với liều lượng 4-5g/kg thức ăn để phòng bệnh đường ruột. Theo dõi các hoạt động của lươn, kịp thời phát hiện lươn bị bệnh cách ly để điều trị.
Phòng trị bệnh cho lươn:
Các chứng bệnh ở lươn thường gặp là bệnh sốt nóng, lở loét, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa...
+ Bệnh lở loét ở lươn: Trước khi nuôi cần phải sát trùng bể bằng vôi hoặc phun thuốc Streptomycin. Cứ 50 kg lươn dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Trực tiếp bôi permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét.
+ Bệnh tuyến trùng, có thể phòng trị bằng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.
+ Bệnh sốt nóng, giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước, đảm bảo tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.
do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập, gây viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. Dùng các loại sản phẩm trị ngoại ký sinh để điều trị, nên theo lời khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.
Các chứng bệnh ở lươn thường gặp là bệnh sốt nóng, lở loét, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa...
+ Bệnh lở loét ở lươn: Trước khi nuôi cần phải sát trùng bể bằng vôi hoặc phun thuốc Streptomycin. Cứ 50 kg lươn dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Trực tiếp bôi permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét.
+ Bệnh tuyến trùng, có thể phòng trị bằng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.
+ Bệnh sốt nóng, giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước, đảm bảo tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.
do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập, gây viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. Dùng các loại sản phẩm trị ngoại ký sinh để điều trị, nên theo lời khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét