Tìm kiếm

4 thg 7, 2011

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh

 Phần 1: Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh
 PHÂN LOÀI
Ngành tiết túc: Arthropoda
Ngành phụ:  Anterata
Lớp giáp xác:  Crustacea
Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malocostraca
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ chân bơi : Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài tôm càng xanh - M. rosenbergii de Man 1879 (Tên tiếng Anh: Giant prawn)
PHÂN BỐ
Tôm Càng nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới.
Hiện nay được biết có trên 100 loài, trong đó hơn một phần tư số này có ở châu Mỹ.
Chúng có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa như sông, hồ, đầm lầy, mương ao cũng như các vùng cửa sông. Hầu hết các loài đều cần có nước lợ cho các giai đoạn biến thái của ấu trùng. Một số loài thích nghi môi trường nước trong, một số loài khác gặp trong điều kiện nước rất đục như Tôm Càng Xanh M. rosenbergii.
Một số quốc gia không có Tôm Càng Xanh phân bố trong tự nhiên như Pháp, Mỹ, khu vực Đài Loan hiện đã di giống về nuôi trong tự nhiên. Thường tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhưng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam Châu á, một phần của Đại Tây Dương và vài bán đảo ở Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố từ Nha Trang trở vào.
Hình thái của tôm càng xanh được nhiều tác gi mô t như Holthius; Đức và ctv. (1988 và 1989); Forster và Wickins 1972. Tuy nhiên, ở nước ta trong ao nuôi hay trong khai thác tự nhiên thì xuất hiện 2 dạng tôm càng mà được gọi là tôm càng xanh và tôm càng lửa. 
Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng lúa...) và kể c ở vùng nưóc lợ cửa sông. Trên thế giới tôm phân bố ở khu hệ ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đời sống và sinh sản của tôm càng xanh
Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con. Thân tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát triển nhọn, 1/2 chuỷ ngoài cong lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12-15 răng. Chiều dài chuỷ của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chuỷ tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực.
Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm đực trưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau.
Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt quá 14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.
Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvea) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g.
Vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn chủ yếu:
Trứng - ấu trùng - Tôm bột (postlarvae) - Tôm giống (juvenile) - Tôm trưởng thành (adult).
Mỗi một giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau.
Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín thì xảy ra hiện tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.
Theo Ling (1969), ấu trùng trải qua 8 giai đoạn, nhưng theo Uno và Soo (1969), thì ấu trùng trải qua 11 lần lột xác tương ứng với 11 giai đoạn biến thái khác nhau trước khi biến thái qua hậu ấu trùng (postlarvae). Mỗi giai đoạn có hình thái và kích thước khác nhau. Giai đoạn 1 dài khoảng 2mm, giai đoạn 11 dài khoảng 7mm.
Giai đoạn hậu ấu trùng có hình dạng giống như tôm trưởng thành nhỏ, di chuyển chủ yếu bằng cách bò nhiều hơn là bơi lội tự do. Khi chúng bơi thường theo kiểu mặt lưng ở phía trên và tiến về phía trước. Chúng có thể lẩn tránh nhanh nhẹn bằng cách co các cơ bụng lại. Các hậu ấu trùng có khả năng chịu được sự dao động lớn của nồng độ muối.
Tôm Càng Xanh sinh sản gần như quanh năm. Tuy nhiên, ở những khu vực khác nhau thì các tháng đẻ rộ không trùng nhau. tại Việt Nam, theo Nguyễn Thắng (1993) và Phạm Văn Tình (1996) mùa đẻ rộ nhất  của Tôm Càng Xanh ở Đồng Bằng Nam Bộ tập trung vào hai thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10.
Tôm Càng Xanh trưởng thành ở nước ngọt, thành thục phát dục, giao vĩ và đẻ trứng ở đó, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18 phần ngàn.
Lỗ sinh dục đực nằm ở phần gốc của đôi chân ngực thứ 5 (bộ phận được biểu lộ ra ngoài).
Tôm cái có đầu và chân ngực thứ hai nhỏ hơn nhiều so với con đực cùng tuổi. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở ức giữa đôi chân bò thứ 3. Trứng chín có màu đỏ da cam, có thể nhìn thấy qua lớp vỏ giáp đầu ngực. Quá trình giao vĩ chỉ có thể  thực hiện được giữa con đực thành thục sinh lý có thể trạng khỏe mạnh với con cái vừa mới hoàn tất lột vỏ gọi là "tiền giao vĩ" (premouting). Có thể chia quá trình giao vĩ thành 4 giai đoạn: Tiếp xúc, Ôm giữ con cái, Trèo lên lưng, Lật ngửa và gắn túi tinh
Sau khi giao vĩ vài giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng. 
Khi đẻ trứng con cái cong mình về phía trước đến khi bụng và ngực tiếp xúc nhau, tạo nên sức mạnh đẩy đưa trứng từ buồng trứng ra ngoài qua lỗ sinh dục, trứng được thụ tinh ở đây và rơi thẳng vào buồng ấp trứng. 
Buồng ấp trứng được tạo thành bởi màng bụng uốn vào và phần gốc của những chân bụng đầu tiên phát triển dài ra và có những tấm lông cứng, dài để mang trứng khi tôm sinh sản. 
Buồng ấp trứng ở chân bụng thứ 4 được nhận trứng trước tiên, rồi lần lượt chân bụng thứ 3, thứ 2 và cuối cùng là chân bụng thứ nhất. Trong buồng ấp, trứng được bao bọc bởi một màng nhày trong suốt, dính chặt vào các sợi lông ở 4 đôi chân bụng đầu tiên. Trứng thụ tinh được giữ lại ở khoang bụng. Trong quá trình ấp trứng, các đôi chân bụng hoạt động liên tục, cấp dưỡng khí cho trứng phát triển, trứng nào bị hư sẽ bị loại ra bằng đôi chân ngực thứ 2.
Số lượng trứng đẻ ra tỷ lệ thuận với trọng lượng tôm cái. Sức sinh sản tương đối trung bình từ 700-1000 trứng/ 1 gam tôm mẹ thành thục. 
Tôm cái có đặc điểm mắn đẻ, gặp điều kiện thuận lợi thức ăn đầy đủ, tôm có thể đẻ 4-6 lần trong năm. Buồng trứng thường tái phát dục khi tôm cái đang mang trứng, phóng thích ấu trùng ở bụng xong sau 2-5 ngày lột xác, giao vĩ và đẻ tiếp. 
Khoảng thời gian giữa hai lần lột xác tiền giao vĩ ngắn nhất là 23 ngày.
Trứng có hình hơi bầu dục, dài khoảng 0,6-0,7mm, khi mới đẻ trứng có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam, đến ngày thứ 12 màu da cam của trứng nhạt dần và ngả màu xám  xanh nhạt, từ màu xám xanh nhạt chuyển dần sang xám đậm, trước khi nở khoảng hai, ba ngày thì trứng ngả sang màu xám đen (màu đen là mắt của ấu trùng còn nằm trong trứng). Như vậy dựa vào màu sắc của trứng có thể  dự đoán được ngày ấu trùng nở.
Những con cái không giao vĩ nhưng đã thành thục, chín mùi sinh dục cũng có thể đẻ trứng sau khi lột vỏ "tiền giao vĩ" nhưng những trứng không được thụ tinh này chỉ được giữ trong buồng ấp trứng một vài ngày sau đó bị thải ra ngoài. Tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng đến khi nở.
Thời gian tôm cái mang trứng đến khi nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước và dao động trong khoảng trên dưới 3 tuần. Theo Ling (1962), ở nhiệt độ từ 25-310C, thời gian ấp trứng từ 19-23 ngày, còn Subramanyam (1980) là 15-21 ngày. Với kết quả theo dõi tại viện Hải Dương học Nha Trang, trong điều kiện thí nghiệm nhiệt độ nước được giữ ổn định ở 280C, thời gian ấp trứng từ 18-21 ngày. Trong điều kiện không có điều nhiệt, nhiệt độ nước dao động từ 26-300C thì thời gian ấp trứng từ 17-23 ngày.
Trứng thường nở vào ban đêm, sau 1-2 đêm mới nở hết, ấu trùng được phát tán bởi sự hoạt động nhanh của các chân bụng tôm mẹ. ấu trùng của Tôm Càng Xanh sống phù du và bơi lội tích cực, đuôi hướng về phía trước, bụng ngửa lên trên. Chúng sống trong môi trường nước lợ. Trong tự nhiên, ấu trùng có thể nở ra ở vùng nước ngọt hay nước lợ. Nếu nở ra ở vùng nước ngọt, ấu trùng phải di chuyển ra vùng nước lợ để sống, nếu không di chuyển được sau 3-15 ngày sẽ chết hết. ấu trùng thường sống trong vùng nước có độ mặn từ 7-18% để tồn tại và phát triển. Thời gian ấu trùng chuyển thành tôm bột nhanh nhất 16 ngày và dài nhất khoảng 40 ngày. Khi chuyển thành tôm bột, chúng sẽ di chuyển về vùng nước ngọt để phát triển và tăng trưởng. Lúc này tôm bột có độ thẩm thấu độ mặn rộng, đó là đặc tính của loài tôm này.
 Tôm bột có chiều dài khoảng 7mm, đặc tính bơi giống tôm trưởng thành, cơ thể có màu trong mờ, phía đầu có màu hơi đỏ.
Theo một số tài liệu (ĐH Cần Thơ): 
Vòng đời của tôm càng xanh có có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, thành thục và giao viù trong nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ (có độ mặn 6-18%o) và ấu trùng nở ra, sống phù du trong nưóc lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt.
Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Tùy từng nơi mà chỉ tập trung vào những mùa chính, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, có hai mùa tôm sinh sản chính là khong tháng 4-6 và tháng 8-10. Tôm cái thành thục lần đầu ở khong 3-3.5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10-15 ngày tuổi (PL10-15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục được ghi nhận là khong 10-13cm và 7.5g. Tuy nhiên, tuổi thành thục và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn.
Phân biệt giới tính
Có thể phân biệt tôm đực và cái dễ dàng thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng.
Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon. Tôm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt coxa của chân ngực 5.
 Tập tính ăn
Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. 
Tôm Càng Xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc. 
Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), khi tìm được thức ăn, chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng.
Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày. 
Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.
Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Khi nuôi tôm thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm.
Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tầng đáy, nó sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến to sợi và kể c chất thối rữa hữu cơ, và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trước hưóng di chuyển. Khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp lấy thức ăn, đưa chân hàm và từ từ đưa vào miệng. Tôm có hàm trên và hàm dưới cấu tạo bằng chất kitin nên nghiền được các loại thức ăn cứng như nhuyễn thể... Trong quá trình tìm thức ăn tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi chúng yếu (ví dụ như mới lột) hay khi thiếu thức ăn.
Lột xác
Giống như các loài giáp xác khác, sinh trưởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục (khong 40g, hay 140-150cm chiều dài) thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho sự phát triển của buồng trứng.
Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Kích thưóc của tôm có thể đạt 40-50 g trong thời gian 4-5 tháng nuôi. Kích cở tôm lớn nhất tìm thấy ở ấn độ là 470 g, Thái lan 470 g và Việt nam 434 g.
Để sinh trưởng, cũng như các loài giáp xác khác, Tôm Càng Xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ của nó, quá trình này được gọi là sự lột xác và tiếp theo sau đó là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. 
Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (xảy ra ở con cái).  
Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường,.... Tôm càng xanh tuân theo qui luật chung của tôm là tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắủn hơn tôm lớn. Chu kỳ lột xác của tôm trình bày trong bảng 3.1
Thời gian lột xác của tôm càng xanh.









Trọng lượng (g/con)
Chu kỳ lột xác (ngày)
2-5
6-10
11-15
16-20
21-25
26-35
36-60
9
13
17
18
20
22
22-24
Cơ chế lột xác của tôm càng xanh giống như các loài giáp xác chân đốt khác. Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lúc đó lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm và co giãn được. Khi lớp vỏ mới này phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu oxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được và dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3-6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.
Quá trình lột vỏ của tôm thực hiện rất nhanh chỉ trong vòng 3-5 phút. Khởi đầu tôm ngưng hết mọi hoạt động bên ngoài, uống cong mình gây nên áp lực ngày càng tăng phá vở lớp màng giữa giáp đầu ngực và vỏ tạo nên một khong hở ngang lưng. Tôm lúc này co mình thành hình chữ U, áp lực bên trong cơ thể tăng lên, và dần dần tôm thoát toàn bộ cơ thể qua khoang hở ở lưng. Sau mỗi lần lột xác, cơ thể tôm tăng lên 9-15% trọng lượng thân.
Môi trường sống:
Nhiệt độ: tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiêt độ rộng từ 18-34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26-31oC, ngoài phạm vi nhiệt độ naữy tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác.
pH: mức pH thích hợp nhất cho tôm càng xanh là 6.5-8.5, ngoài khoảng này tôm có thể sống được nhưng sinh trưởng kém, pH dưới 5 tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó.
Oxy hòa tan: môi trường phải có oxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức nầy tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Nếu hàm lượng oxy vượt quá mức bảo hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn, cản trở lưu thông máu).
ánh sáng: vừa phi, cường độ thiủch hợp nhất là 400 lux. Aủnh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày có ánh sáng cao tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực. Tôm không ưa ánh sáng có cường độ cao nhưng lại có tính hướng quang vào ban đêm, khi có luồng sáng thì tôm sẽ tập trung lại, và tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ.
Nồng độ muối: Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0-16%o, tôm trưỏng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển. 
II.KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH
Ts Nguyễn Thanh Phương và Ts Trần Ngọc Hải
Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ

1. Xây dựng trại và chuẩn bị trại giống
1.1. Chọn vị trí
Các tiêu chí thường được xem xét khi chọn lựa vị trí xây dựng trại giống bao gồm khí hậu, nguồn nước, nguồn tôm mẹ thị trường tôm giống, điện và giao thông. Thông thường, các trại được đặt ở gần biển, tuy nhiên, nhiều trại ở Thái Lan, Việt Nam vẫn đặt sâu trong nội địa và vẫn hoạt động tốt (Correria và ctv, 2000; New, 2002; Phương và ctv, 2003)
1.2. Thiết kế, xây dựng và trang bị phương tiện trại giống
Trại giống tôm càng xanh có thể được xây dựng với qui mô gia đình hay qui mô lớn. Qui mô gia đình cần diện tích nhỏ, từ 50-500 m2, có thể tích bể ương ấu trùng tổng cộng khoảng 10-50 m3 và công suất khoảng 1-2 triệu tôm bột/năm. Nhà trại có thể xây dựng đơn giản bằng cây, gỗ kết hợp tấm bạt. Công ty, xí nghiệp có thể xây trại qui mô lớn với công suất đến 10-20 triệu PL/năm, có diện tích rộng cho phòng làm việc, phòng thí nghiệm, ao, bể ương. Tuy nhiên, hầu hết các trại thành công ở Châu Á đều ở qui mô gia đình. Các trại được lợp bằng mái che tối xen với mái che trong suốt để có ánh sáng, đặc biệt là đối với trại áp dụng mô hình nước xanh. Xung quanh, nên có nhiều cửa sổ có rèm để giữ thoáng vào ban ngày đồng thời giữa ấm vào ban đêm.
Bể chứa: Bể có thể dùng để chứa nước ngọt hoặc nước lơ. Bể đa số làm bằng xi măng. Tùy theo vị trí trại giống, qui mô trại giống, qui trình sản xuất giống, độ mặn nước chứa… mà bể chứa cần thể tích khác nhau để chủ động sản xuất quanh năm. Thông thường, trại cần có 2 bể chứa riêng, mỗi bể có thể tích bằng tổng thể tích bể ương.
Lọc cơ học: Hệ thống lọc cơ học dùng để loại bỏ chất thải rắn trong nước. Các loại vật liệu như cát mịn, cát to, san hô, đá nhỏ, than hoạt tính... được dùng làm giá thể cho bể lọc. Hệ thống lọc gồm bể lọc có thể tích khoảng 1-2 m3 và các bể chứa nước lọc có thể tích khoảng 10-20 m3 hay hơn tùy trường hợp. Ngoài ra, trong trại cần có túi vải lọc có kích cỡ lỗ 1-5 μm để lọc lại nước trước khi sử dụng.
Lọc sinh học: Lọc sinh học là hệ thống bể có chứa nhiều giá thể như san hô, đá, vật liệu có nhiều lỗ rỗng, hay ngay cả rong tảo và thực vật thủy sinh lớn để hấp thu và chuyển hóa đạm trong nước từ dạng độc sang ít độc để tái sử dụng nước cho ương nuôi tôm hay các loài thủy sản nói chung. Có nhiều dạng bể lọc sinh học được sử dụng như lọc ngầm có nước từ trên xuống, lọc ngầm nước từ dưới lên, lọc ngầm nước chảy ngang có nhiều ngăn, lọc ướt có nước phun từ trên xuống, lọc lồng xoay chứa giá thể, hay lọc có giá thể dạng dĩa xoay. Tuy nhiên, dạng lọc ngầm nước chảy ngang và có nhiều ngăn được áp dụng phổ biến nhất do tiện lợi và hiệu quả. Bể lọc chứa các giá thể có thể tích khoảng 4-20% thể tích ương. Trước khi ương ấu trùng, cần kích thích hệ vi khuẩn Nitrosomona và Nitrobacter phát triển trong giá thể bằng cách bón đạm Amôn (dạng NH4Cl) với nồng độ bằng 10% nồng độ có thể có trong bể ương. Kiểm tra nồng độ Amôn, nếu thấy nồng độ giảm xuống thì bón tiếp với lượng như trên và lặp lại đến khi nào toàn bộ Amôn được chuyển hóa hoàn toàn thành Nitrate trong 24 giờ thì bón tiếp với lượng gấp đôi. Quá trình bón Amon, theo dõi nồng độ và tăng gấp đôi nồng độ cần lặp lại đến khi nào bể lọc có thể có đủ lượng vi khuẩn để chuyển hóa hết lượng đạm có thể có trong bể ương trong vòng 24 giờ thì có thể đưa vào sử dụng.
Bể nuôi tôm mẹ: Trại giống cần có bể ể xi-măng để nuôi nuôi dưỡng tôm trứng trước khi cho nở. Các bể có thể tích dao động 5-50m3. Số lượng bể cũng thay đổi tùy qui mô của trại. Bể nên có lớp cát phủ mặt đáy dày 0,5-20 cm. Bể nên có nước chảy liên tục và nên đặt nhiều giá thể cho tôm ẩn nấp.
Bể cho tôm nở:. Trại sản xuất qui mô gia đình, đơn giản, chỉ cần dùng 5-10 bể kính hay bể nhựa 50-100 lít để cho tôm nở là đủ. Mỗi bể có thể chứa 2-3 tôm trứng. Bể có thể bằng composite hay nhựa, màu tối để dễ dàng thu ấu trùng.
Bể ương ấu trùng: Bể ương ấu trùng có thể đa dạng như bể tròn, hình chữa nhật hay vuông và được làm bằng compostite, nhựa cao cấp hay ximăng. Bể compostite và nhựa cao cấp tiện lợi trong quản lý, thao tác và dễ di chuyển. Bể bêtông chi phí rẻ, ổn định nhiệt hơn nhưng không cơ động. Bể ương nên có màu xám sậm hay xanh lá cây. Qui mô gia đình nên làm bể nhỏ, thể tích 0,5-2 m3, tốt nhất làm 0,5-1 m3 để dễ quản lý và năng suất cao.
Bể ương tôm bột: Trại sản xuất giống cũng cần có bể, giai lưới hay ao để ương tôm bột. Bể và giai nên có thể tích 10-20 m3/bể. Ao có diện tích 100-500 m2.
Bể ấp Artemia: Bể ấp Artemia tiện lợi nhất nên bằng composite, có đáy hình chóp và có khóa ở đáy, thể tích 20 –100 lít. Bể đặt nơi có ánh sáng, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng. Qui mô sản xuất gia đình, đơn giản, có thể dùng 5-10 keo thủy tinh 10 lít để ấp Artemia.
Bể nuôi tảo: Các trại áp dụng mô hình nước xanh cần có bể nuôi tảo để cấp cho bể ương ấu trùng. Bể nuôi tảo nên có màu trắng, thể tích các bể khoảng 0.5-1m3, tiện nhất là bằng composite. Bể được đặt trong nhà dưới mái che nhựa để vừa có ánh sáng vừa hạn chế tác động lớn của môi trường ngoài.
Hệ thống thổi khí: Tùy theo vị trí trại có điện lưới hay không, tùy vào qui mô trại mà có thể dùng máy nén khí hay máy thổi khí, vận hành bằng dầu hay điện, công suất lớn hay nhỏ. Một trại qui mô 10-20 m3 bể ương, đơn giản chỉ cần dùng 2 máy thổi khí điện, mỗi máy có công suất khoảng 1 HP. Nên thiết kế sao cho hai máy có thể vận hành luân phiên nhau, đảm bảo thổi khí liên tục mà vẫn bảo trì máy tốt.
Hệ thống điện: Trại tôm giống tốt nhất nên có nguồn điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, trại cũng cần trang bị máy phát điện dự phòng.
Hệ thống cấp nước: Tùy vị trí trại, nguồn nước sử dụng và qui mô trại mà có thể lắp đặt hệ thống bơm nước đủ công suất.
Các dụng cụ và thiết bị khác: Ngoài các phương tiện trên, trại tôm cần được trang bị các dụng cụ như dụng cụ kiểm tra nước như máy đo độ mặn, pH kế, nhiệt kế, máy đo oxy, bộ hóa chất thử đạm, chlorine và các dụng cụ chế biến thức ăn cho tôm như sàn, khay, nồi, bếp, máy xay sinh tố, tủ lạnh, cân...
1.3. Vệ sinh bể, dụng cụ và xử lý nước ương nuôi
Vệ sinh bể và dụng cụ: Các bể cần phải được vệ sinh kỹ trước khi vận hành. Đối với bể ximăng mới xây cần phải được xử lý kỹ bằng cách cho nước ngọt vào ngâm một ngày, sau đó xả ra và lập lại vài lần. Tiếp đến, cho nước vào đầy bể và dùng phèn chua xử lý với lượng 250 g/m3. Ngâm bể khoảng một tuần sau đó xả nước và xử lý tiếp như các bể thông thường. Trước và sau mỗi đợt sản xuất, cần phải vệ sinh trại, các dụng cụ và bể ương nuôi thật cẩn thận. Các hoá chất thường dùng để rửa bể và dụng cụ như xà phòng, hay dung dịch Chlorine 100-200 mg/l. Sau khi rửa, nếu có thể, nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp một ngày. Giữa các đợt sản xuất nên tạm nghỉ 10-15 ngày để đảm bảo khâu vệ sinh được hoàn chỉnh.
Pha nước và xử lý nước ương nuôi : Hai nguồn nước được sử dụng trong trại sản xuất giống tôm là nguồn nước mặn và nước ngọt. Nguồn ngước mặn có thể là nước biển hay nước mặn từ ruộng muối có độ mặn 60-140 %o. Nước mặn sau khi để lắng, có thể cho qua lọc cơ học để có được nước trong sạch hơn. Sau đó xử lý nước bằng Chlorine với nồng độ 20g/m3 (tính trên cơ sở Chlorine nguyên chất). Sau khi hòa chlorine vào nước, để yên một đêm, sau đó sục khí thật mạnh ít nhất 4 ngày để loại bỏ chlorine trước khi sử dụng. Trước khi sử dụng, có thể kiểm tra nồng độ chlorine còn lại trong nước. Nếu nước còn chlorine, nên dùng thiosulphate natri để trung hòa. Bổ sung thiosulphate natri bằng nồng độ chlorine còn dư trong nước. Sau đó, kiểm tra lại chlorine và xử lý như trên vài lần đến khi không còn chlorine. Đối với nước ngọt, đơn giản nhất là dùng nước máy sinh hoạt đã qua xử lý mà không cần phải xử lý thêm. Nếu dùng nước sông hay nước ao, nên xử lý nước bằng chlorine trước khi sử dụng. Nước giếng ngầm cần chú ý độ cứng. Độ cứng nước tốt nhất là 50-150 mg/l. Hai nguồn nước mặn và nước ngọt này được dùng để pha thành nước có độ mặn 12‰ cho ương ấu trùng.
2. Tôm bố mẹ
Các trại sản xuất nhỏ thông thường không phải nuôi tôm bố mẹ mà chủ yếu thu tôm từ tự nhiên hoặc thu mùa từ các trại nuôi tôm thịt để đơn giản và tiện lợi cũng như giảm chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên, các trại lớn đôi khi phải chủ động nuôi để có được nguồn tôm cho sản xuất quanh năm và có chất lượng cao. Daniels và ctv (2000); Reddy (2000), New (2002) và Phương và ctv (2003) thảo luận chi tiết về các kỹ thuật thu, vận chuyển, và nuôi tôm bố mẹ.
3. Ương nuôi ấu trùng
3.1. Cho tôm nở
Tôm trứng chọn cho nở phải khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đốm nâu, đóng rong,...), có trọng lượng tốt nhất là 50-80 g và trứng có màu xám đen. Nên chọn đủ số lượng tôm trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt. Có thể xử lý tôm mẹ trước khi cho nở bằng formaline 20-25 mg/l (tính cho formol nguyên chất) trong 30 phút, sau đó thay nước. Tôm sau khi xử lý xong được cho vào bể nở. Bể nhỏ 50 lít có thể thả 2-3 con tôm trứng. Bể lớn thì thả nhiều hơn. Cần sục khí liên tục cho bể nở. Tốt nhất, nước bể nở nên có độ mặn khoảng 5-7 ‰ để tránh gây sốc cho tôm mẹ, trứng tôm cũng như ấu trùng ít bị sốc khi chuyển vào bể ương với độ mặn cao 12 ‰. Nếu chọn tôm tốt, trứng sẽ nở ngay đêm đó. Trường hợp tôm chưa nở sáng sớm để chuyển vào bể ương.
3.2. Thu và bố trí ấu trùng vào bể ương
Sau khi ấu trùng nở, thu ấu trùng vào buổi sáng. Ngừng sục khí bể, che tối bể, chừa một góc để có ánh sáng hoặc dùng đèn để tập trung ấu trùng lại một góc để hút ra bằng ống hút. Ấu trùng khỏe sẽ có tính hướng quang mạnh và tập trung nơi chiếu sáng, ấu trùng kích cỡ lớn, màu trong sáng, và hoạt động tích cực. Ấu trùng thu được nên xử lý với Formol 200 ppm trong 30 giây, sau đó, bố trí vào bể ương đã được chuẩn bị sẵn. Bể ương ấu trùng có mức nước tùy vào qui trình ương với khoảng 0,8-1m đối với hệ thống nước trong hở và nước trong kín; và khoảng 0,6-0,7 m đối với hệ thống nước xanh cải tiến để tảo phát triển. Nước ương có độ mặn 10-12 %o. Sục khí liên tục và vừa phải cho bể ương với số lượng 3-4 đá bọt/m2 mặt bể. Đối với mô hình nước xanh cải tiến, cần bổ sung tảo (tảo Chlorella thuần hoặc nước xanh từ bể nuôi cá rô phi) trước khi bố trí ấu trùng với mật độ khoảng 0.5-1 triệu tế bào/ml để nước có màu xanh nhạt. Mật độ ấu trùng bố trí nên trong khoảng 50-60 con/lít đối với mô hình nước trong kín và nước xanh cải tiến; và 100-150 con/lít đối với mô hình nước trong hở. Qui trình nước trong hở cũng có thể bố trí với mật độ cao 300-500 ấu trùng/Lít để ương trong 10-15 ngày đầu (đạt giai đoạn V-VII) thì sang thưa ương với mật độ 60-100 ấu trùng/L (Ang, 1987&1995; Reddy, 2000b; Correia và ctv, 2000; New, 2002; Phương và ctv, 2003).
3.3. Chăm sóc, cho ăn
Trong ương ấu trùng tôm càng xanh, có thể cho ấu trùng ăn bằng các loại Artemia, Moina, thịt cá, thịt mực, Artemia tiền trưởng thành, trùng chỉ (giun đỏ), thức ăn chế biến, thức ăn nhân tạo... Tuy nhiên, thức ăn thường được sử dụng nhất là ấu trùng Artemia và thức ăn chế biến.
Cho ấu trùng ăn Artemia
Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, ấu trùng được cho ăn bằng Artermia mới nở, ít nhất 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng và chiều. Mật độ cho ăn trung bình mỗi lần là 1-2 Artemia/ml nước. Từ ngày thứ 5, mỗi ngày cho ấu trùng ăn Artemia 1 lần vào chiều tối, ban ngày cho ăn tức ăn chế biến 4 lần/ngày. Lượng Artemia cho ăn tăng dần lên 2-4 con/ml về giai đoạn cuối. Tuy nhiên, tùy qui trình ương, nếu mật độ ương cao thì lượng Artemia cho ăn có thể tăng lên đến 5-10 con/ml ở giai đoạn ấu trùng IX-XI. Đối với qui trình nước xanh cải tiến, Artemia sau khi cho nở nên thu cả ấu trùng và vỏ trứng đem xử lý với formol 100 mg/l trong vài phút, sau đó cho vào các bể ương. Vỏ Artemia có vai trò quan trọng như giá thể trong bể.
Cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến
Tùy từng trại mà có thể chế biến thức ăn với các thành phần khác nhau như trứng, sữa, thịt tôm, mực, sò huyết, gan và các hỗn hợp Vitamine, khoáng. Các công thức thức ăn chế biền được trình bày ở Bảng 1. Công thức ở Bảng 1 đã được xây dựng bởi Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ dựa trên nền công thức của Ang (1995) và hiện được áp dụng phổ biến ở các trại giống ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Các nguyên liệu này được trộn đều và hấp cách thủy, sau đó, ép thức ăn qua sàn với kích cỡ mắt lưới khác nhau là 300 μm, 500 μm và 700 μm để tạo hạt thức ăn có cỡ thích hợp cho từng giai đoạn của tôm (Bảng 2).
Cho ấu trùng ăn tức ăn chế biến vào ban ngày, 3-4 lần/ngày. Khi cho ăn, nên ngưng sục khí để ấu trùng tập trung lên mặt nước rồi rãi thức ăn từ từ xung quanh bể nơi ấu trùng tập trung để ấu trùng bắt mồi hiệu quả và tránh dơ nước. Lượng cho ăn tùy vào khả năng bắt mồi của ấu trùng. Sau khi ấu trùng ăn hết thức ăn thì mới sục khí trở lại. Thời gian cho ăn mỗi lần mất khoảng 15-30 phút. Tùy vào qui trình ương nuôi và cách cho ăn mà lượng thức ăn chế biến và lượng Artemia sử dụng để sản xuất 1 triệu tôm bột sẽ khác nhau (AQUACOP, 1983; New và Shingholka, 1985; Thắng, 1995; Correia và ctv, 2000; Valenti và Daniels, 2000). Trong mô hình nước xanh cải tiến, lượng thức ăn cần để sản xuất 1 triệu tôm bột có thể chỉ cần khoảng 20 kg thức ăn chế biến dạng ẩm và 2-4 kg trứng Artemia (Hải và ctv, 2002).
Bảng 1: Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm (Phương và ctv, 2003)
Thành phần Lượng
Trứng gà 1 trứng
Sữa bột 10 g
Dầu mực 3 %
Lecithin 1.5 %
Vitamin C 100 – 500 mg/kg
 
Bảng 2: Kích cỡ thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng (Ang, 1995)

Giai đoạn ấu trùng
Kích cỡ thức ăn (μm)
Giai đoạn 4-5 300-400
Giai đoạn 6-8 500-600
Giai đoạn 9-11 700-1.000

3.4. Quản lý môi trường nước ương ấu trùng
Tùy từng qui trình ương nuôi ấu trùng khác nhau mà các phương pháp quản lý nước cũng rất khác nhau (AQUACOP, 1983; New và Shingholka, 1985; Ang, 1995; Thắng, 1995; Correia và ctv, 2000; Valenti và Daniels, 2000; New, 2002; Phương và ctv, 2003).
Thay nước và hút cặn
Đối với mô hình nước trong-hở, cần thay nước bể ương hằng ngày 30-50% tùy giai đoạn bằng nước trong sạch. Hằng ngày, cần hút cặn đáy bể sau khi cho tôm ăn và trước khi thay nước. Cần chú ý nhiệt độ, độ mặn giữa nước cấp và nước bể ương, tránh chênh lệch lớn vì sẽ ảnh hưởng đến ấu trùng.
Đối với hệ thống nước trong - tuần hoàn, từ ngày thứ 4 sau khi ương ấu trùng, nên cho nước luân chuyển giữa bể ương và bể lọc sinh học. Tỷ lệ nước luân chuyển khoảng 100-400 % thể tích bể ương/ngày. Hệ thống bể ương cần được hút cặn 2 lần mỗi ngày.
Trong qui trình nước xanh, phải thay nước mới thường xuyên, nhất là khi nước dơ hay khi tảo tàn. Sau đó, bổ sung tảo mới. Trong quá trình nuôi cũng thường xuyên hút cặn để loại bỏ tảo chết và lắng ở đáy bể.
Đối với qui trình nước xanh cải tiến, cơ bản, không phải thay nước, thêm tảo hay hút cặn trong suốt thời gian ương. Điều này sẽ không làm xáo động đáy bể, để tảo đáy phát triển sẽ có vai trò như lọc sinh học.
Mức nước bể ương nên duy trì 0,8-1m đối với hệ thống nước trong hở và nước trong tuần hoàn; và 0,6-0,7m đối với hệ thống nước xanh và nước xanh cải tiến.
Quản lý các yếu môi trường nước
Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng cần được quản lý tốt trong phạm vi 26-31oC. Vào ban đêm, mùa lạnh hay mùa mưa nhiều, trại nên được giữ kín. Bố trí các dụng cụ nâng nhiệt bằng điện hay nước nóng cho bể ương. Ban ngày, hay mùa nóng, cần giữ trại thoáng và mái nhà không được làm hoàn toàn bằng tole trong suốt. Cần theo dõi nhiệt độ hàng ngày lúc sáng và chiều.
Độ mặn nước ương nên được duy trì trong phạm vi 12±2 %o. Trong quá trình thay nước, nhất là đối với qui trình nước trong hở thì cần phải trận trọng, tránh nước mới có độ mặn chênh lệch lớn với nước ương làm sốc ấu trùng. Đối với mô hình nước xanh cải tiến và mô hình nước trong tuần hoàn do không thay nước, vì thế độ mặn có thể tăng cao dần và vượt 14 %o về cuối chu kỳ ương, nhất là vào những tháng nóng. Trường hợp này cần phải cấp thêm nước ngọt để điều chỉnh độ mặn xuống 10-12 %o.
Nước bể ương ấu trùng nên có pH trong khoảng 7-8,5. pH không nên vượt quá 9. Trong qui trình nước xanh và nước xanh cải tiến, khi mật độ tảo quá cao có thẻ ảnh hưởng đến biến dộng lớn pH trong ngày. Cần sục khi 1 mạnh hay thay bớt nước khi nước quá xanh.
Ánh sáng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh. Tuy nhiên, không nên ương ấu trùng dưới ánh nắng trực tiếp. Đối với hệ thống nước trong, chỉ cần ánh sáng yếu, nhưng đối với mô hình nước xanh và nước xanh cải tiến cần ánh sánh mạnh hơn cho tảo phát triển. Cường độ ánh sáng thích hợp là 6.000-18.000 lux, chu kỳ chiếu sáng hàng ngày 10-12 giờ. Mái che có các tấm tole sáng và tối xen kẽ nhau sẽ thích hợp cho ương ấu trùng.
Oxy nên được duy trì trên 5 mg/l, tốt nhất là gần đạt mức bảo hòa. Trung bình, mỗi 1 m3 bể ương cần khoảng 4 viên đá bọt với tốc độ thổi khí vừa phải vừa đảm bảo Oxy, vừa giải phóng khí độc, vừa giúp phân bố ấu trùng và Artemia đều trong bể.
Thường xuyên theo dõi các yếu tố đạm hàng ngày và đảm bảo nitrite dưới 0,1 mg/l, nitrate dưới 20 mg/l, đạm a-môn (N-NH4 +) dưới 1.5 mg/l, N-NH3 dưới 0,1 mg/l. Đối với mô hình nước trong-hở, thay nước mỗi ngày là biện pháp giữ nước ương sạch. Đối với mô hình nước trong - tuần hoàn, bể lọc sinh học hoạt động tốt sẽ ổn định được hàm lượng đạm trong phạm vi thích hợp. Trong mô hình nước xanh cải tiến, tảo và các vi khuẩn phát triển trong nước, trên vỏ Artemia và trên thành bể sẽ là yếu tố quan trọng trong việc hấp thu và tự ổn định nồng độ đạm.
Trong qui trình nước xanh cải tiến, sau khi bổ sung tảo vào bể ương với mật độ khoảng 0,5-1 triệu tế bào/ml, cơ bản không phải bổ sung thêm tảo trong suốt thời gian ương. Tảo phát triển tự nhiên trong bể trong thời gian ương nuôi và có thể đạt đến 5-10 triệu tế bào/ml và duy trì màu xanh đến cuối chu kỳ ương. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tảo Chlorella sẽ suy tàn, đồng thời tảo khuê sẽ phát triển, vì thế màu nước xanh sẽ dần chuyển thành màu vàng nâu. Cũng có trường hợp, sau khi tảo Chlorella suy tàn thì hệ tảo đáy sẽ phát triển. Tuy nhiên, dù tảo Chlorella, tảo khuê hay tảo đáy phát triển, chúng cũng có vai trò quan trọng như hệ thống lọc sinh học.
3.5. Chăm sóc bể ương trong giai đoạn chuyển sang tôm bột
Ấu trùng sẽ bắt đầu chuyển sang hậu ấu trùng (Postlarvae) sau 17-23 ngày ương và hầu hết ấu trùng chuyển sang hậu ấu trùng sau khoảng 25-35 ngày tùy theo điều kiện ơng. Trong giai đoạn này, cần phải đặt thêm các vật bám như các tấm lưới hay chùm nylon vào bể cho tôm bột bám nhằm hạn chế ăn lẫn nhau. Khi hầu hết ấu trùng đã chuyển sang tôm bột, cần phải hạ dần độ mặn trong khoảng 3-4 ngày để chuyển tôm sang nước ngọt hoàn toàn. Trong thời gian này, ngoài cho ấu trùng và tôm postlarvae ăn như giai đoạn ấu trùng giai đoạn 9-11, cần cho tôm ăn bổ sung các loại như trùng chỉ, moina hay thức ăn công nghiệp. Sau 30-35 ngày có thể thu hoạch tôm hoàn toàn để chuyển sang ương tôm giống hoặc nuôi trực tiếp lên tôm thịt.


Kinh nghiệm chọn con giống tôm càng xanh chất lượng cao
 Chất lượng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lượng như: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy chân do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác... sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, mặc dù các yếu tố khác như: Môi trường nước, thức ăn, phòng bệnh... đều thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Các phương pháp chọn tôm giống như sau:
1. Chọn tôm đều cỡ:
Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3 – 5cm (trong trường hợp chọn từ tôm Post thì tôm Post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1 –2cm).
Trong trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%.
2. Chọn tôm khỏe
Bắt một ít tôm giống (khoảng 80 – 100 con) cho vào một cái chậu có nước cao 7 – 10cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha Formol với nồng độ 100ppm (pha 1ml Formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh.
Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như:
– Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu.
– Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V.
– Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân).
– Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước. v3. Chọn tôm không bị bệnh
Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.
Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong.
Vậy khi mua tôm giống nên chọn mua con giống từ những trại tôm hoặc cơ sở có uy tín và cung cấp con giống có chất lượng .

III.Nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh toàn đực
Các giải pháp công nghệ tạo tôm toàn đực
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.
Từ kết quả nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể, có chế di truyền điều khiển giới tính ở tôm càng xanh, các nhà khoa học đã kết luận bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n ở tôm càng xanh là 118, tôm đực đồng giao tử cặp nhiễm sắc thể giới tính (ZZ) và tôm cái dị giao từ (WZ). Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu điều khiểu giới tính tạo tôm càng xanh toàn đực và hiện có 3 giải pháp công nghệ được coi là có triển vọng ứng dụng, đó là:
Kỹ thuật chuyển giới tính
Sử dụng hooc môn đực hoá trộn vào thức ăn cho tôm ăn, hoặc hoà tan thành dung dịch để ngâm, tắm tôm trong những khoảng thời gian nhất định. Ðàm tôm toàn đực kiểu hình được tạo ra gồm các cá thể tôm đực có kiểu di truyền ZZ và tôm đực có kiểu di truyền WZ chuyển giới tính. Kết quả sử dụng hooc môn chuyển giới tính tôm phụ thuộc vào một số yếu tố, như loại hooc môn, thời gian, liều lượng sử dụng, giai đoạn phát triển của tôm khi đưa vào xử lý
Tạo tôm cái giả ZZ bằng hooc môn
Khi cho tôm cái giả ZZ cho sinh sản với tôm đực thường ZZ sẽ có đàn tôm con toàn đực ZZ. Có thể tạo tôm cái giả có kiểu di truyền ZZ bằng kỹ thuật chuyển giới tính cái sử dụng hooc môn điều khiển cái hoá.
Kỹ thuật cắt tuyến androgenic tạo tôm cái giả ZZ
Tuyến androgenic ở tôm càng xanh chi phối quá trình biệt hoá giới tính đực. Một số nhà nghiên cứu cho thấy tôm càng xanh đực ở giai đoạn 30-60 ngày thổi khi được cắt bỏ tuyến androgenic sẽ chuyển giới tính thành tôm cái, tôm cái chuyển gới tính (ZZ) do cắt bỏ tuyến androgenic khi sinh sản với tôm đực thường (ZZ) cho đàn tôm có tỷ lệ đực từ 98-100%.
Kết quả nghiên cứu ở nước ta
Từ năm 1999 đến nay Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I đã kết hợp với Ðại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III và Trường trung học thuỷ sản IV tiến hành một số nghiên cứu nhằm điều khiển giới tính, tạo tôm càng xanh toàn đực. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm điều khiển giới tính ở tôm càng xanh theo 3 giải pháp công nghệ nêu trên.
Nghiên cứu chuyển giới tính: Ðược tiến hành trong 2 năm 1999 và 2000. Ðã tiến hành nghiên cứu thăm dò dùng hooc môn 17a -methyltestosterone (MT) với 2 phương pháp xử lý: trộn hooc môn vào thức ăn và hoà tan thành dung dịch để tắm tôm. Ðã thí nghiệm trộn với các hàm lượng 30,40 và 50 mg MT/kg thức ăn, cho tôm giai đoạn PL5 và PL10 ăn thức ăn trộn hooc môn trong thời gian 30 ngày và 45 ngày ở các nồng độ 3ppm, 5ppm và 10ppm MT. Cũng đã thí nghiệm tắm tôm giai đoạn PL5 và PL10 trong thời gian 9 ngày và 15 ngày. Sau 6 đợt thí nghiệm, tỷ lệ tôm đực ở các lô thí nghiệm cho ăn thức ăn trộn hooc môn dao động từ 42,1 76,5%, ở các lô thí nghiệm tắm trong dung dịch hooc môn là 29,7-72,7%, không đạt tỷ lệ giới tính như mong muốn.
Nghiên cứu tạo tôm cái ZZ bằng sử dụng hooc môn: Ðã thí ngiệm sử dụng 2 loại hooc môn nhóm estrogen là Diethynylstibestrol (DES) và Ethynylestradiol (EE). Mỗi loại hooc môn đều thí nghiệm với tôm giai đoạn PL5 và PL10 ăn thức ăn trộn 100 và 200 mg/kg thức ăn trong thời gian 30 và 45 ngày, tỷ lệ tôm cái ở các lô thí nghiệm đạt từ 10-54,6% không sai khác tỷ lệ giới tính ở các lô đối chứng. Các lô thí nghiệm tắm tôm giai đoạn PL5 ở nồng độ 5ppm trong thời gian 9 và 15 ngày cho tỷ lệ tôm cái 28,6-50%.
Các thí nghiệm chuyển giới tính và tạo tôm cái giả ZZ bằng sử dụng hooc môn nói trên đều không đạt kết quả như mong muốn mặc dù chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm thông tin từ các nghiên cứu nước ngoài về loại hooc môn sử dụng, liều lượng, thời điểm, giai đoạn tôm xử lý để ứng dụng vào nghiên cứu ở nước ta. Tỷ lệ chuyển giới tính tôm trong các lô thí nghiệm của chúng tôi đều thấp cho thấy có thể các loại hooc môn sử dụng hoàn toàn không có tác dụng, hoặc tác dụng rất ít đến quá trình biệt hoá giới tính ở tôm càng xanh. Hooc môn chuyển giới tính đực 17a -methyltestosterone có bản chất steroid, trong khi đó một số nghiên cứu gần đây cho rằng hooc môn biệt hoá giới tính đực ở giáp xác rất có thể có bản chất protein. Ngoài ra do chưa xác định chính xác tuổi của tôm bắt đầu biệt hoá giới tính, do vậy không thể loại trừ khả năng tôm được đưa vào thí nghiệm ở giai đoạn phát triển (PL5 và PL10), với những thời gian 30-45 ngày ở hình thức cho ăn và 9-15 ngày ở hình thức tắm là chưa thích hợp.
Nghiên cứu tạo tôm cái ZZ bằng cắt bỏ tuyến androgenic
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2000 về nghiên cứu điều khiển giới tính cá rô phi xanh và tôm càng xanh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I và Ðại học Quốc gia Hà Nội hợp tác nghiên cứu tổ chức học tuyến androgenic, xác định vị trí tuyến trên tiêu bản tổ chức học và trên tiêu bản tôm sống làm cơ sở ứng dụng kỹ thuật giải phẫu cắt bỏ tuyến. Tháng 6 năm 2000 được sự tài trợ của Hội đồng Anh tại Hà Nội, chúng tôi đã có đợt thực tập về xác định vị trí, kỹ thuật giải phẫu tuyến androgenic trên tôm càng xanh, tôm he chân trắng, tôm vỏ cứng do Giáo sư A. Sagi (Israel) chỉ dẫn. Từ cuối năm 2000 đến nay, chúng tôi đã tiến hành giải phẫu cắt bỏ tuyến androgenic ở hàng trăm tôm càng xanh giai đoạnh 60 ngày tuổi, nuôi tôm đã giải phẫu trong điều kiện ao nuôi tại Bắc Ninh và sau 5 tháng đã thu được những tôm cái chuyển giới tính mang trứng, khẳng định triển vọng ứng dụng kỹ thuật giải phẫu cắt bỏ tuyến androgenic điều khiển giới tính tôm càng xanh ở nước ta.
Con đường đưa công nghệ vào sản xuất
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài cho thấy tôm cái mang trứng do cắt bỏ tuyến androgenic là trứng thụ tinh, sinh sản với tôm đực thường cho tỷ lệ đực ở thế hệ con là 98-100%, tuy nhiên kết quả của các tác giả đó mới ở phạm vi nghiên cứu, số lượng tôm thí nghiệm còn ít. Chúng tôi chưa thấy những công bố kết quả ở phạm vi sản xuất. Do vậy, trước khi đưa công nghệ tạo tôm càng xanh toàn đực bằng kỹ thuật tạo tôm cái ZZ do cắt bỏ tuyến androgenic vào sản xuất ở nước ta, theo chúng tôi cần phải tiến hành những kiểm nghiệm công nghệ đánh giá tỷ lệ đực và mức độ ổn định của nó ở đàn tôm con của tôm cái 
IV. Kinh nghiệm ương tôm càng xanh
Chuẩn bị ao: Ao nuôi được vét bùn sạch, chiều sâu khoảng 2,5m, chiều rộng và dài tùy theo kích thước ao. Bón khoảng 20kg vôi bột cho 100m2 ao, có thể bón thêm vôi khi độ pH chưa đạt mức 7 – 7,5. Bón thêm 40kg phân chuồng hoai và 0,5kg NPK cho 100m2 ao. Sau đó cho nước sông vào đạt độ sâu 1m (nước sông phải qua lưới lọc để tránh cá dữ). Khi mùi nước trong ao ương có mùi đặc trưng của nước sông là đạt yêu cầu. Phơi nắng ao một tuần cho nước có màu xanh của tảo thì tiến hành làm vèo trong ao.

Làm vèo trong ao: Chăng 4 cọc tre trong ao bằng kích thước của vèo, sau đó căng theo 8 góc. Trong trường hợp có kích thước lớn thì có thể đóng thêm cọc tre theo đường viền của vèo. Luồn dây sắt theo đường viền của vèo rồi căng ra theo các cọc tre. Căng vèo xong tiến hành tháo thêm nước sông vào cho độ sâu nước trong vèo đạt 1,5m. Xung quanh vèo đặt thêm những bó chà cho tôm có chỗ trú ẩn khi nắng nóng và cũng là nơi lột xác của tôm. Có thể thả trong ao ít bèo lục bình cho mát nước và đồng thời làm thêm sàn ăn bằng tre trong vèo.

Thả tôm trong vèo: Khi làm vèo xong thì thả tôm post, mật độ 300 – 500 con/m2 (nếu không có sục khí, nếu có sục khí thì thả cao gấp đôi). Cần chú ý tùy theo số lượng tôm thả mà treo các bó chà cho phù hợp.

Chăm sóc tôm: Cho tôm ăn một ngày 4 lần bằng thức ăn công nghiệp dạng viên. Lượng thức ăn của tôm bằng 1/10 trọng lượng tôm thả và mỗi ngày tăng lên 5 – 7% so với trọng lượng ban đầu. Cứ 2 ngày thì lấy bàn chải chà quanh vèo một lần, làm tăng độ thoáng khí cho vèo và khoảng 4 – 5 ngày phải vệ sinh sàn ăn và bó chà. Kiểm tra xem trong ao có các loại cá tạp, cá dữ, ếch nhái vào không, nếu có cần phải có biện pháp diệt ngay. Sau 1 tháng thì tiến hành vớt những con to, có chiều dài khoảng 4 – 5cm, trọng lượng 1,5 – 2g/con để thả ra ruộng. Những con nhỏ hơn ương thêm 1 tháng nữa mới thả hết sang ruộng rộng.
V. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng
1. Các hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Việt Nam
-          Mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm:  Ruộng được trồng 2 vụ lúa Hè-Thu và Đông-Xuân. Tôm được nuôi kết hợp với lúa Hè-Thu và thu hoạch trước khi bắt đầu vụ Đông Xuân. Mô hình này thích hợp cho vùng lũ thấp, vẫn giữ sản xuất lúa Hè-Thu.

 
     -           Mô hình 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Ruộng không trồng vụ lúa Hè-Thu mà chỉ thả nuôi tôm từ khoảng tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 10-11, sau đó trồng 1 vụ lúa Đông-Xuân.  Mô hình hiện được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là vùng ngập lũ sâu, lúa Hè -Thu không đảm bảo hoặc năng suất thấp do lũ đến sớm.
 

-           Mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm:  Sau vụ lúa Hè-Thu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa Đông-Xuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa Đông-Xuân. Mô hình này có thời gian nuôi ngắn nên phải tuân thủ đúng thời vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn. 

 
2. Kỹ thuật nuôi
  • Chọn lựa địa điểm
Có nhiều yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi chọn lựa địa điểm nuôi tôm trên ruộng. Tốt nhất chọn nơi có mùa ngập lũ, điều kiện đất đai không nhiễm phèn, có hệ thống kênh-sông để cấp thoát nước tốt vào đầu vụ nuôi, có khả năng thu mua thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống và  rẻ (cua, ốc cá tạp), hay có nguồn tôm giống dễ dàng. Tốt nhất vị trí nuôi nên có diện lưới quốc gia.
Thiết kế ruộng nuôi
Ruộng nuôi tôm có diện tích từ 0,5-2 ha. Tùy mô hình mà có thể thiết kế ruộng nuôi khác nhau. Đối với mô hình 2 lúa kết hợp 1 tôm thì nhất thiết ruộng phải có mương bao xung quanh, chiếm từ 20-25 % tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 2-3 m và sâu 0,8-1,0 m so với mặt ruộng. Đối với các mô hình còn lại thì ruộng không nhất thiết phải có mương bao mà dùng máy ủi đất mặt ruộng để đắp bờ ruộng cao và chắc chắn, và ruộng trở thành một ao nổi.
Bờ bao ruộng không nhất thiết là phải cao hơn đỉnh lũ, nhưng tốt nhất cao từ 1-1,2 m và chân bờ rộng từ 3-4 m. Vào mùa lũ, nên dùng lưới mịn chắn trên mặt bờ bao cao hơn mức nước khoảng 30-40 cm để ngăn không cho tôm thất thoát.
Trong ruộng nên có khu ương tôm có diện tích khoảng 10% diện tích ruộng nuôi. Khu ương có thể là một ao nhỏ hay được bao ví bằng lưới. Ao ương rất quan trọng vì có thể ương dưỡng và quản lý tôm tốt trong 1 tháng đầu trước khi thả ra nuôi đại trà. Đặc biệt, ao ương rất cần thiết đối với mô hình “2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm” nhằm tận dụng thời để gian ương tôm khi đang xạ lúa. Ao cũng cần thiết cho mô hình “2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm” vì phải ương tôm lớn trong thời gian trồng lúa vụ đầu, để có tôm lớn thả ra sau khi thu hoạch lúa. 
Chuẩn bị ruộng nuôi
Đối với mô hình 2 lúa xen canh 1 tôm, ngoài công tác chuẩn bị ruộng như cày xới để trồng lúa Hè-Thu như bình thường, cần phải chuẩn bị sên vét mương bao, gia cố bờ bao và ao ương, bón vôi cho mương và  ao ương tôm giống (15-20 kg/100m2). Khi tiến hành sạ lúa Hè-Thu trên ruộng thì cũng bắt đầu ương tôm giống trong ao ương. Khi tôm ương được 1 tháng thì cho lên ruộng lúa có mức nước thích hợp với lúa.  
Đối với các mô hình luân canh khác, sau khi sau khi thu hoạch lúa, cần chuẩn bị ruộng nuôi tôm như cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Mương bao cần được bón vôi với lượng khoảng 15-20 kg/100m2.  Trước khi thả giống lên ruộng vài ngày, cho nước vào ngập mặt ruộng 0,6-0,8 m. Nước cấp vào phải được lọc qua  túi lưới lọc mịn, dài để ngăn chặn định hại. Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm thì phải ương tôm 1-1,5 tháng trước khi thu hoạch lúa Hè-Thu để có tôm giống lớn khi thả nuôi thịt.
  • Mật độ và thả giống: 
Đối với mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ  tôm, hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do có thời gian nuôi dài, nên có thể thả tôm giống là Postlarvae 15 (trung bình 1,2-1,5cm). Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do thời gian nuôi thịt ngắn,  nên cần ương tôm Postlarvae  trước đó 1-1,5 tháng, hoặc mua giống lớn 4-6 cm để thả nuôi thịt. Tuỳ theo mô hình nuôi, kích cỡ tôm giống và thời gian nuôi thịt và khả năng chăm sóc mà có thể thả với mật độ 3-8 con/m2 ruộng.  Mô hình nuôi tôm xen canh với lúa (Hè-Thu) nên nuôi với mật độ thấp vì mức nước ruộng thấp hơn và khả chăm sóc  tôm cũng hạn chế hơn.
Cho ăn và chăm sóc
Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tiện sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm để giảm chi phí (Bảng 1).

Bảng 1. Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh 
Nguyên liệu
Tỷ  lệ (%)
Bột cá
Bột đậu nành
Cám gạo
Bột mì
Bột xương
Bột lá gòn
Premix
Dầu
25
20
35
10
2
5
2
1

Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, trong thời gian lũ, nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn.  Trong thời gian này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi phí do cá tạp tranh mồi nếu cho ăn bằng thức ăn viên.
Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hằng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm như Bảng 2. Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 2-3 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rãi thức ăn khắp ao và sàng ăn. Số lần cho ăn có thể từ 2-4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.

Bảng 2. Tính lượng thức ăn cho tôm
 
Khối lượng tôm
(g/con)
Lượng thức ăn
(% khối lượng đàn tôm)
2,5-3
4-5
6-9
10-13
14-20
21-27
28-34
35-40
6,5
5,5
4,2-4,5
3,7-4,0
3,0-3,5
2,5-2,7
1,7-2,0
1,0-1,4
 
Trong quá trình nuôi, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa hè thu, mức nước trên ruộng thường phải theo mức nước cần cho lúa (0,2-0,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nước thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mương bao. Sau 1-2 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng.  Khi thu hoạch lúa thì tháo nước cho tôm xuống mương và sau khi thu hoạch lúa lại cho nước vào thật nhiều để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ.   
Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trước lũ (từ tháng 4-7 dương lịch), thông thường cần phải bơm nước để giữ mức nước 0.6-0.8m trên ruộng và phải định kỳ thay nước, ít nhất là 2 lần/tháng vào lúc nước cường.
Đối với tất cả các mô hình, vào thời gian đầu mùa lũ, nước thường không tốt do nước ô nhiễm, nước đục, dư lượng thuốc trừ sâu… do đó, hạn chế cho nước vào ruộng. Khi giữa mùa lũ, môi trường nước sẽ rất tốt, nhiều thức ăn tự nhiên, thì cần tăng cường thay nước, hoặc cho nước chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lưới chắn. Lưới cần được chắn cẩn thận, chắc chắn và đủ cao trước khi lũ về để tránh thất thoát tôm. Cần kiểm tra bờ bao và lưới hàng ngày vì gió và dòng nước thường gây sạt lỡ bờ ruộng hay cuốn lưới bao, làm thất thoát tôm nuôi. Mức nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể lên đến 1-1.5m hay có thể sâu hơn.
  •  Thu hoạch
Có thể thu tỉa thu tỉa tôm cái và tôm to có càng xanh sau 4-5 tháng nuôi kể từ khi thả giống hay thu toàn bộ vào cuối vụ nuôi (tháng 11) trước khi gieo sạ hay cấy vụ lúa Đông-Xuân. Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 1-2 tuần. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng  350-800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Thông thường, nuôi tôm luân canh, có điều kiện chăm sóc tôm tốt hơn, mức nước sâu hơn nên tôm lớn và tôm cái chậm mang trứng hơn so và năng suất tôm cao hơn với nuôi xen canh với lúa.
  
 Mô hình và các hoạt động nuôi tôm trên ruộng – (1) Mô hình tôm xen canh lúa, (2) Mô hình tôm luân canh với lúa vào mùa lũ  cho thấy đang cho tôm ăn bằng ốc cua, (3) Thức ăn tự chế, (4) Thu hoạch tôm trong ruộng luân canh (Nguồn: Phương và Hải).
CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM
Chọn lựa địa điểm
a. Địa điểm sử dụng ao nuôi.
Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm. Nói chung nguồn nước cần ổn định về c số lượng và chất lượng như 7-8, nhiệt độ 26-32oC và Oxy hòa tan > 3mg/L. Đặc biệt là không bị nhiễm bẩn bởi chất thi công nghiệp hay hóa chất trong nông nghiệp. Những khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (thấp hơn 10%o) vẫn có thể nuôi tôm càng xanh. Hầu hết các khu vực nước ngọt ở Nam Bộ (trừ các vùng bị nhiễm phèn) kể c ruộng lúa đều có thể nuôi tôm càng xanh tốt.
b. Tính chất đất
Một trong những tính chất quan trọng nhất của đất đối với ao nuôi là tính giữ nước và không sinh phèn. Đất sét, thịt pha sét đều đảm bảo được chức năng giữ nước. Tuy nhiên cũng cần kho sát đặc tính của đất về thành phần cơ học, độ phèn (độ sâu tầng sinh phèn...) từ đó xác định phương án xây dựng ao.
c. Nguồn giống
Có hai nguồn giống tôm càng xanh chính ở khu vực Nam Bộ là giống tự nhiên và giống nhân tạo. Hiện nay, nguồn giống tự nhiên vẫn còn chiếm vai trò quan trọng trong các mô hình nuôi tôm càng xanh nhất là ở khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hai loại giống này có các ưu và nhược điểm riêng.
Khi thả nuôi, tôm giống tự nhiên cần phân nhóm theo kích cở (3-5g, 6-8g và 9-12g). Mục đích phân cở là giảm hiện tượng ăn nhau và tranh giành thức ăn trong quá trình nuôi.
CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM CÀNG XANH
Hiện nay tôm càng xanh có thể nuôi theo các mô hình khác nhau như nuôi trong ao (nuôi đơn hay nuôi kết hợp với cá) và nuôi trong ruộng lúa.
NUÔI TÔM TRONG AO
Công trình ao nuôi
Hình dạng và kích cở ao nuôi: Ao thường có hình chữ nhật, kích thước thích hợp và phổ biến là 0.2-0.6 ha. Mức nước thích hợp từ 0.7-0.9m. Bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ, không hang hốc làm nơi trú ẩn cho các sinh vật hại tôm. Mặt bờ rộng ít nhất là 2m nhằm giúp cho việc đi lại chăm sóc tôm thuận lợi. Độ nghiêng đáy ao từ 3-5%.
Cống: Mỗi ao nuôi cần ít nhất là một cống (cống gỗ hay cống xi măng dạng lỗ hay dạng ván phay). Nếu hai cống thì đặt mộýt cống cấp, một cống tiêu về 2 phía của ao nuôi. Kích thước cống tùy thuộc vào kích thước ao nuôi cũng như kh năng trao đổi nước cho ao vào mỗi cao nước cường (cống phải trao đổi từ 20-30% lượng nước ao nuôi vào mỗi lần nước cường).
Những ao diện tích nhỏ hơn 500 m2 có thể đặt 1-3 cống lổ xi măng hay cống bọng dừa với đường kính 20-30 cm.
Bơm: máy nhỏ di động cũng rất cần thiết cho ao nuôi tôm, máy bơm giúp trao đổi nước ao theo định kỳ hay vào những lúc nước ao bị dơ bẩn.
Chuẩn bị ao đầm
Trong nuôi tôm, công việc chuẩn bị ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, để có một ao nuôi tôm chuẩn bị tốt nên thực hiện các bước sau:
Vệ sinh ao: sau mỗi vụ nuôi, ao nhất thiết phải sên vét lớp bùn đáy nếu có thể nên loại bỏ hết lớp bùn lắng tụ ở đáy, mầm bệnh và khí độc.
Phơi đáy ao: ao cần phơi khô đáy 2-7 ngày, công việc này giúp oxy hóa các vật chất hữu cơ còn lại ở đáy đồng thời gii phóng các khí độc như H2S, NH3, CH4... trong đất đáy ao. Tuy nhiên các ao đáy bị phèn không được phơi đáy ao quá khô và cày bừa thì sẽ là tầng sinh phèn (pyrite) bị oxy hóa và gây nước ao bị phèn. Lớp đất bị phèn nên loại bỏ khỏi bờ ao hay có kế hoạch xử lý nếu không chúng cũng bị oxy hóa và tạo phèn chy xuống ao khi trời mưa.
Kiểm tra pH đất đáy ao: việc này giúp xác định đúng lượng vôi sử dụng nhằm nâng pH nước lên cao nếu cần. Phương pháp đo pH đất đáy ao đơn giản là lấy một ít đất đáy ao đem pha trộn với nước ở tỷ lệ 1:1 rồi dùng máy đo trực tiếp hay dùng giấy quì tím (khi dùng giấy quì thì nhỏ cẩn thận 1-2 giọt vào một mặt giấy và xem mặt kia). Cách tính toán lượng vôi theo bảng sau
Bảng 3.2: Lượng vôi bón cho ao có pH đất khác nhau.





pH đất
Lượng vôi bột sử dụng (kg/m2)
7
6.5
6
5.5
5
4.5
4
10
13
17
22
25
30
34

Bón vôi cho ao: phân bón giúp phát triển thức ăn tự nhiên, phân sử dụng thường là phân heo, gà với lượng từ 25-30kg/100m2. Bón phân 1-2 ngày thì tiến hành lấy nước vào ao ở mức 30-40cm và giữ 1-2 ngày để tảo phát triển, trước khi tăng mức nước lên 60cm.
Trong trường hợp có cá tạp xuất hiện trong ao thì phải diệt trước khi đưa đủ nước để thả giống. Bột trà (chứa saponine 10-13%) dùng 20 mg/l, hay dây thuốc cá (chứa retenone) dùng 4g/m3. Tuy nhiên, tính độc của saponine và retenone xảy ra mạnh ở nhiệt độ cao vì vậy nên chọn thời điểm phù hợp để diệt. Một ngày sau khi sử dụng hóa chất thì tiếp tục lấy nước vào (qua lưới mịn) đến khi mức nước đạt 0,7-0,9m thì kiểm tra màu nước, nếu màu nước đạt 30-40cm thì có thể tiến hành thả tôm nuôi.
Thả giống nuôi
Tùy theo kích cỡ giống và cách thức nuôi (nuôi đơn hay nuôi kết hợp) và mức độ thâm canh mà mật độ thả có khác nhau.
Trong nuôi đơn: tôm càng xanh giống tự nhiên (3-5g/con) có thể th ở mật độ 4-6 con/m2, còn với tôm giống nhân tạo cỡ (0,5g/con) thì thả 10-15 con/m2.
Trong trường hợp nuôi kết hợp với cá (như chép, rôphi, mè trắng, mè vinh...) thì mật độ thả từ 2-3 con/m2 đối giống tự nhiên, và 8-10 con/m2 đối với giống nhân tạo. Mật độ thả cá dao động từ 2-3con/m2 tính chung cho các loài cá.
Hiện nay, trong nuôi tôm càng xanh việc thả giống đơn tính (toàn đực) cũng đang được chú ý bởi lẽ tôm đực lớn nhanh và cho sản lượng cao. Tuy nhiên, việc tách đàn tôm đực và cái đối với tôm kích cỡ nhỏ thường không dễ dàng thực hiện. Có các cách thường áp dụng như sau:
  • Tôm giống cỡ 2g có thể dựa vào lỗ sinh dục ở gốc chân ngực năm để phân biệt.
  • Tôm giống từ 1g trở lên có thể dựa vào nhánh phụ sinh dục ở chân bụng thứ nhất.
  • Tôm giống từ 2g trở lên có thể dựa vào gờ cao ở đốt bụng thứ nhất.
Các cách nêu trên thường có nhược điểm là khó thực hiện với một số lượng tôm lớn, dễ làm tôm giống bị xây xát gây hao hụt nhiều. Ngoài ra, có thể thả nuôi chung đực và cái và sau sau 3-4 tháng nuôi tôm cái sẽ mang trứng, trong trường hợp naữy thu tôm cái bán và giữ lại tôm đực nuôi tiếp.
Quản lý ao nuôi
Thức ăn và cho ăn: có thể sử dụng 2 dạng thức ăn đó là thức ăn viên và thức ăn tươi sống. Mặc dù, hiện nay thức ăn tươi được dùng chủ yếu nhưng thức ăn viên hay thức ăn tự chế bổ sung cho tôm càng xanh cũng rất quan trọng nhằm bổ sung các vật chất cần thiết cho tôm. Nói chung, do việc nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh nghĩa là thức ăn tự nhiên vẫn còn vai trò quan trọng nên cần dùng thức ăn có hàm lượng đạm từ 25-30%.
Bảng 1: Thức ăn cho tôm theo giai đoạn tăng trưởng.





Tháng tuổi
Lượng thức ăn (% trọng lượng thân)
1
2
3
4
5 trở đi
30
15
10
8
5

Khi cho tôm ăn cũng cần dựa vào một số yếu tố khác bên cạnh việc ước lượng theo đàn tôm trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp như (i) căn cứ vào chất lượng môi trường ao nuôi, ao dơ hay những ngày mưa lớn nên gim lượng thức ăn; (ii) kết hợp sàng ăn và rãi thành nhiều điểm trong ao để có thể đánh giá đúng thức ăn tôm sử dụng; (iii) cho tôm ăn hơi thiếu vẫn tốt hơn là thừa.
Tôm ăn thức ăn là do mùi (cơ quan xúc giác râu a1 và a2) chứ không phải thấy. ở giai đoạn nhỏ (1 tháng đầu sau khi th) tôm bắt được thức ăn qua bơi lội và hầu hết là thức ăn tư nhiên (Plankton). Giai đoạn này cơ quan xúc giác phát triển chưa đầy đủ nên chúng chưa thể tìm mồi tốt, thức ăn cần rãi khắp ao, cũng có thể trộn thức ăn chế biến và tươi sống để gây mùi. Các giai đoạn tiếp theo cơ quan thính giác của tôm phát triển hòan chỉnh và tự đi tìm thức ăn được nên có thể cho tôm ăn ở những điểm nhất định trong ao.
Theo dõi tăng trưởng và tình trạng sức khoẻ tôm: do đặc tính của tôm lớn lên là là nhờ lột xác và chu kỳ lột xác tuỳ thuộc vào kích cỡ và điều kiện môi trường sống. Kể từ 1,5 tháng tuổi trở đi, hàng tuần phải theo dõi sư sinh trưởng (tính đồng đều) của tôm bằng sàng ăn, chài và kết hợp với chu kỳ lột xác để có thể kích thích tôm lột xác đồng loạt và thay đổi thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp.
Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi
Hàm lượng oxy hòa tan: trong ao nuôi tôm hay trong ao nuôi thủy sản nói chung thì lượng oxy hòa tan trong nước có được do quá trình quang hợp của tảo, xâm nhập từ không khí vào và trao đổi nước ao. Tuy nhiên, lượng oxy trong ao thường không ổn và dao động lớn giữa ngày và đêm. Trong ao oxy mất đi là do sự hô hấp của tôm cá, to vào ban đêm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 3,5mg/l.
Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ quá trình trao đổi nước thường xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí vào dễ dàng nhờ sóng gió và cần lưu ý điều chỉnh lượng phiêu sinh vật trong ao để tránh không cân bằng oxy giữa ngày và đêm (theo màu nước).
Quản lý pH nước ao: trong ao nuôi pH luôn luôn có sự biến động theo sự nở hoa của to (pH tăng cao khi to quang hợp mạnh) và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đáy ao (pH thấp tầng đáy), do mưa rửa phèn từ bờ ao xuống hay nguồn nước bị nhiễm phèn (pH thấp). Tất c sự biến động tăng gim pH của nước ao nuôi (> 9 hay < 7) luôn có sự nh hưởng đến đời sống của tôm. Phương án xử lý là thay nước hay sử dụng vôi điều chỉnh sự thay đổi pH nước trong ao. Dùng vôi với lượng 8-10kg/10m2, xử lý phần xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào ao. Đo pH nước sau khi mưa. Nếu pH nước xuống nhỏ hơn 7 thì dùng vôi với lượng 1-1,5kg/100m2 pha với nước tạt khắp ao để nâng pH nước.
Quản lý độ đục và độ trong của nước ao: sau những cơn mưa; nguồn nước lấy vào ao chứa nhiều hạt phù sa làm nước vẫn đục hay sự phát triển quá mức của tảo có thể gây trở ngại đối với tôm nuôi. Có thể làm cho nước trong ao trở nên trong lại bằng cách dùng vôi pha nước và tạt khắp ao để lắng tụ các hạt mùn bã (1kg/100m2).
Độ trong của ao thấp thì cần phải thay nước và giữ trong phạm vi 25-40 cm, nếu độ trong thấp, màu nước vẫn đục thì thay 20- 30% và điều chỉnh lại lượng thức ăn sử dụỹng. Ao có màu nước sẫm và trong thì phải thay nhiều nước, và phải bón vôi 5-10 kg/ 1.000m3, trường hợp độ trong vượt quá 40 cm thì phải bón thêm phân hữu cơ, hoặc vô cơ để tăng màu nước (10- 15 kg/ 100m2 phân heo, gà).
Quản lý các khí độc: quá trình phân hủy các chất thải của tôm, thức ăn thừa, chất hữu cơ từ ngoài vào, tảo chết...sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho ao và cũng tạo nhiều khí độc khác có tác hại đối với tôm mà chủ yếu là khí ở tầng đáy như H2S, NH3, NO2-.
H2S trong nước tồn tại dưới dạng H2S, HS- và S2-, trong nhóm này H2S là khí độc nhất và hàm lượng sẽ nhiều khi pH, Oxy hòa tan thấp, nhiệt độ cao.
NH3 (ammonia) tồn tại trong nước ao dưới dạng ion (NH3) và dạng kết hợp NH3, NH3 độc đối với tôm nuôi và nhất là trong điều kiện pH cao.
CO2 là khí độc đối với tôm nuôi khi hàm lượng cao, nhất là vào ban đêm, khi quá trình hô hấp xảy ra.
Quản lý các yếu tố này qua trao đổi nước tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra khỏi ao nhất là tầng nước dưới đáy ao. Ngoài ra, tảo chết cũng sinh ra một lượng khí độc đáng kể. Công việc điều chỉnh mật độ tảo (qua màu nước) không chỉ giúp hấp thu các khí độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc.
Thu hoạch
Trong nuôi TCX, công tác thu hoạch thường được tiến hành một lần vào cuối vụ hay thu tỉa. Công tác thu tỉa rất quan trọng là có thể thu tôm lớn 3 lần trong vụ nuôi. Thu tỉa có thể tiến hành sau 4 tháng nuôi và mỗi 6 tuần thu 1 lần. Thu tỉa thường bằng chày hay kéo lưới...
VII. Nuôi giữ tôm càng xanh qua đông
Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 230C, thích hợp nhất là 28 – 310C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 400C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh. Những năm gần đây, nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 100C đã gây thiệt hại lớn đến nguồn tôm bố mẹ cũng như sản lượng tôm thương phẩm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch SX năm sau.
Để nuôi giữ tôm càng xanh qua đông, một số cơ sở SX ở miền Bắc đã đầu tư nhiều cho công trình trú đông phục vụ cho tôm càng xanh.
1. Nuôi tôm càng xanh qua đông trong ao
Dùng ao sâu từ 2 –3m nước, nơi khuất gió, trên mặt ao thả bèo với diện tích chiếm 1/2 – 1/3 mặt nước ao hoặc trong ao thả nhiều gốc cây, các bó chà cho tôm trú ẩn. Có một số nơi đã dùng thùng phi chứa bếp than tổ ong thả xuống nước để nhiệt độ tỏa ra từ bếp làm nóng nước, tạo nhiệt độ thích hợp cho tôm. Trong quá trình nuôi tôm qua đông cần dùng thức ăn công nghiệp, cho tôm ăn vào ngày nắng ấm, khẩu phần ăn thức ăn chiếm 1 – 2% khối lượng tôm nuôi. Nuôi theo cách này tôm có thể đạt tỷ lệ sống 50% – 60%.
2. Nuôi tôm qua đông trong lồng
Thả lồng nuôi tôm ở những hồ chứa sâu 2 –3m nước, mật độ tôm nuôi từ 100 – 200 con/m3 lồng ngập nước. Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp hàm lượng đạt 30%, khẩu phần thức ăn chiếm 2 – 3%, khối lượng tôm nuôi. Nuôi theo cách này tốc độ sinh trưởng của tôm tuy chậm nhưng tỷ lệ sống cao, đạt 70 – 80%.
3. Nuôi tôm ở vùng nước khoáng ấm
Một số nơi như huyện Kim Bôi (Hòa Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Tiền Hải (Thái Bình), Bắc Quang (Hà Giang), Sơn La, Bắc Cạn... có thể dùng nước khoáng ấm để nuôi tôm qua đông. Nuôi trong ao hoặc bể, song nguồn nước phải đảm bảo sạch, không ô nhiễm, các yếu tố môi trường phải đảm bảo pH=6–8, ôxy hòa tan>3mg/l, độ cứng 20mg/l, sắt 0,2mg/l. Nuôi theo cách này tỷ lệ tôm sống đạt 90 – 95%.
4. Nuôi tôm qua đông trong nhà ấm
Có thể xây các bể nuôi tôm trong nhà kín gió, có mái che, có đủ ánh sáng và có lò hơi đun bằng than hoặc đặt máy nâng nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, nuôi theo cách này phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ chi phí cao.
Nuôi tôm càng xanh qua đông dù bằng cách nào, song cũng phải đặt máy quạt nước hoặc máy sục khí trong ao hoặc bể đẻ cung cấp ôxy cho tôm. Những năm gần đây, việc sinh sản nhân tạo tôm càng xanh đã phát triển nuôi rộng ở các tỉnh phía Bắc, do đó cần quan tâm nuôi giữ tôm qua đông để chủ động được nguồn tôm giống cung cấp cho người nuôi.
VIII.Vì sao tôm càng xanh không lột vỏ
 Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...
Cách khắc phục 
Để giúp tôm lột xác phải tạo điều kiện môi trường sống tốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm.
- Tập tính của tôm là ăn tạp thiên về động vật, do đó nên chủ động cung cấp thức ăn sống, nên cho tôm ăn con mồi vừa mới chết nhưng không quá ươn thối; các loại cá tạp nhỏ, tép, ruốc, ốc bươu vàng...tươi là những thức ăn thích hợp cho tôm.
- Thuốc diệt cá tạp khi dùng liều lượng, nồng độ thấp (3-5ppm hay 3-5 phần triệu) có thể kích thích tôm lột vỏ. Tuy nhiên việc dùng thuốc diệt cá tạp hay môt số hoá chất khác có thể kích thích tôm lột phải thận trọng và tính toán thật chính xác thể tích nguồn nước ao nuôi và lượng thuốc cần sử dụng.
- Trước khi quyết định dùng thuốc diệt cá tạp hay hoá chất khác để kích thích tôm lột, phải đánh giá được tình trạng sức khoẻ của tôm nuôi, tình hình khí hậu thời tiết, biên độ, nước thủy triều... Nếu không nắm vững các yếu tố này, vô tình sẽ làm xáo động điều kiện sống của tôm và rất có thể đầu độc tôm nuôi khiến tôm có thể chết hàng loạt.
- Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt nên đòi hỏi nguồn nước có hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao. Để tăng lượng oxy hoà tan trong nước, cần tiến hành thay nhiều lượng nước trong ao nuôi qua hệ thống cống có ngăn lưới ở miệng cống, bố trí sục khí cho ao nuôi hay thiết kế hệ thống quạt nước cho ao.
Biện pháp sục khí hay quạt nước cho ao nuôi tôm thường được áp dụng rộng cho phương thức nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh.
IX.THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
Thức ăn cho tôm  bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dể dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép v.v...
Thức ăn phải bảo đảm các thành phần dinh dưỡng như sau:
Protein : 30-35 %
Lipid : 3-5%
Canxi : 2-3%
Phospho : 1-1,5%
Cellulose : 3-5%
Khẩu phần ăn tính theo % trọng lượng thân, hay từng khoảng thời gian một thay đổi hệ số 1 lần.
Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lượng thức ăn trong ao, vì tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Có thể dựa vào bảng 4 để tính vào lượng thức ăn hàng ngày.
Nếu dùng thức ăn tươi sống tăng lên 4-5 lần.
Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 18h. Thức ăn được rải đều khắp ao để tôm dễ bắt mồi. Trong các ao để các sàng chứa thức ăn, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, nếu thiếu phải bổ sung thêm, nếu thừa thì giảm xuống.



Thời gian nuôi (ngày)
Trọng lượng  cá thể trung  bình (g)
 Tỷ lệ sống (%) 
    
Thức ăn % trọng lượng thân 
Ao      
Ruộng
1-20 
100 
 20    
10
21-40 
7  
95 
15  
7
41-60    
13
90  
10   
5
61-80
22 
85
8   
4
81-100
31 
70  
2,5
101-120 
40 
71    
 4    
2,0
121-150   
50  
60 
 3 
1,5
               
TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG
 ++ Con giống: 
Tôm giống từ 1-4 tuần tuổi, khoẻ mạnh, không bệnh tật. Có thể sử dụng tôm giống đánh bắt trong tự nhiên.
++Mật độ thả:
- Đối với ao nuôi mật độ 4 - 6 con/m2
- Đối với ruộng lúa mật độ 6 con/m2 diện tích mương
- Nuôi đánh tỉa thả bù: 16-22 con/m2 từ tháng thứ 7 trở đi, cứ hàng tháng đanh tỉa bớt tôm đạt tiêu chuẩn thương phẩm (45g) và đến tháng thứ 10 thả bù, số lượng thả bù  là 50% số tôm giống ban đầu, sau đó cứ 6 tháng thả bù 1 lần.
++ Cách vận chuyển giống
Hiện nay, bà con nông dân quen nuôi tôm có kích thước từ 3-4 cm trở lên, chưa quen nuôi giống nhỏ, cho nên việc vận chuyển giống lớn phải đảm bảo kỹ thuật mới cho tỷ lệ sống cao.
Khi vận chuyển giống ở ao ương đi xa vùng nuôi, phải thu hoạch trước 1-2 ngày, cho tôm vào hai bể, để tôm khỏe rồi mới vận chuyển.
Dùng bao ny lon (60 x 90 cm) có bao ngoài bảo vệ, 1/3 nước và 2/3 bơm oxy, đóng 1.000 - 1.200 con/ bao, loại 3-4cm (0,5-1 g/con), nhiệt độ nước trong bao: 24oC. Thời gian vận chuyển: 8-10h.
BỆNH ĐỐM NÂU (BỆNH HOẠI TỬ)
Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công vào tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.
Người ta còn gọi bệnh này là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng do môi trường sống của tôm không hợp vệ sinh.
Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu sau trở sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô của tôm.
Tôm bị bệnh này trở nên kém ăn, mất sức, gầy tọp. Tôm con dễ chết hơn tôm lớn.
Cách phòng bệnh là nên chú ý đến nguồn nước trong ao, cần phải thay nước cho ao thường xuyên và trong ao  nên thả tôm với mật độ vừa phải. Ngoài ra, ta nên cho tôm ăn bổ dưỡng hơn, để tôm có sức đề kháng chống chọi lại bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị về bệnh này.
Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét