Tìm kiếm

5 thg 7, 2011

Kỹ Thuật Nuôi Giun ( Trùn ) Quế

I.QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ NUÔI GIUN QUẾ
1.- Chuẩn bị chuồng nuôi:
Tùy theo khả năng và quy mô kinh doanh mà chúng ta làm chuồng trại. Có các phương thức như: Nuôi giun trong hố đất, nuôi trong thùng hộp và nuôi trong bể xây.
 
      a) Nuôi giun trong hố, luống đất:
       Chọn nơi cao ráo, đào hố nuôi sâu 0,4 – 0,5 m, rộng 1 – 1,2 m, dài 2, 3, 4 m tùy yêu cầu. Xung quanh hố có rãnh thoát nước.  Cũng có thể nuôi giun theo kiểu đắp luống trên mặt đất. Luống nuôi cao 0,3 – 0,4 m, rộng 1 m, dài từ 2 – 4 m. Xung quanh luống quây ván, thân cây chuối, bao bì đựng thức ăn, xếp gạch, xây bằng gạch để ngăn phân nuôi không tràn ra ngoài. Trong điều kiện chưa có vốn, chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Trên luống có mái che, mái cách mặt luống khoảng 1 m. Luống nuôi giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.
    
      b) Nuôi trong thùng, hộp:  
      Nếu nuôi giun vào mục đích lấy giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản hoặc xử lý rác thải nhà bếp, thì việc làm chuồng cũng hết sức đơn giản. Có thể tận dụng nhng vật có sẵn đ nuôi như: chum, chậu, thùng phuy, can nhựa, xô nhựa, những bể nước không còn sử dụng v.v… Cũng có thể đóng thùng nuôi giun gồm nhiều tầng chồng lên nhau. Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chỗ thoát, để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín, không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng làm bằng gỗ hoặc nhựa.
      Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi giun có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 5 mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun bò ra ngoài. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5 cm, để khi chồng lên nhau vẫn có kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống. Nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon. Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70 x 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.             
      
      c) Nuôi trong chuồng có ngăn bể xây:

      Nếu nuôi giun qui mô lớn nhằm kinh doanh thì nên xây chuồng. Có thể làm lán mái riêng để che mưa, che nắng hoặc tận dụng gian nhà sẵn có để làm chuồng. Tùy theo diện tích đất ta có thể xây chuồng dài rộng tùy ý. Thông thường chuồng xây ngang 1 m 50, cao 0,50 m, dài 2 m trở lên. Có thể xây các ô liền nhau thành từng dãy dài. Ở hai mặt đối diện mỗi ô nuôi chứa mỗi bên một cặp lỗ nhỏ để thoát nước. Chuồng nuôi giun được quây bằng gạch hoặc bằng gỗ ván. Tuỳ theo lượng giun giống ban đầu mà quây ô chuồng nuôi giun rộng, hẹp khác nhau với mức 3 - 4 kg giun giống / m2. Chiều cao của ô chuồng ban đầu là 30 - 40 cm, sau đó nâng cao dần theo lượng phân cho vào nhiều lên. Chuồng được che phủ bởi lá dừa, lá cọ, rơm, rạ là tốt nhất, vì tạo được bóng mát và giữ được độ ẩm cao. Tuy nhiên chuồng trại phải bảo đảm sự thông thoáng, không khí phải ra vào lưu thông.
     
     2.- Chuẩn bị dụng cụ:

     - Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc giun. Không dùng các dụng cụ khác có thể làm giun bị thương.
     - Tấm che phủ: Thường làm bằng bao tải đay hoặc chiếu cói là tốt nhất. Đặc điểm của giun là ăn và cặp đôi sinh sn thường ở trên bề mặt luống giun, nhưng phải ẩm và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ, vừa tạo bóng tối để giun liên tục ở trên bề mặt luống, ăn thức ăn và sinh sn, tăng năng suất nuôi giun; Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun.

     - Thùng tưới: Sử dng các loại thùng có vòi sen như thùng tưới rau. Nếu không có thùng tưới thì có thể vẫy nước qua sàn rổ.
     - Gáo múc thức ăn: Có thể dùng ca múc nước bằng nhựa có cán (loại 1 – 2 lít) hoặc mũ bo hộ lao động bằng nhựa, có buộc thêm cán bằng tre trúc, dài khong 1 – 1,5 m.

       3.- Chuẩn bị chất nền:  
      
      Chất nền là nơi cư trú ban đầu của giun. Khi bắt đầu nuôi hoặc sau mỗi lần thu hoạch giun và phân giun, chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp phải rải chất nền vào luống nuôi. Vì vậy thao tác đầu tiên là phải chuẩn bị chất nền. Chất nền tốt nhất là phân bò cũ. Có 3 phương pháp chế biến chất nền là phương pháp ủ nóng, phương pháp ủ nguội và ủ hỗn hợp.
  
       a)  Phương pháp ủ nóng:

      Để chế biến chất nền cần có phân trâu bò, phân lợn và chất độn như cỏ, rơm rạ, bèo, dây lang, thân cây lạc... hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao). Giun quế rất sợ nước tiểu gia súc. Nếu phân có lẫn nước tiểu phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu. Chất độn băm nhỏ. Chọn mặt nền cứng rải một lớp phân dày 10 – 15 cm, tiếp theo rải lên một lớp chất độn dày 10 cm có trộn vôi bột. Tiếp tục rải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5 m. Ở giữa đống ủ cắm một đoạn tre thông khí. Khi đánh đống xong (tỉ lệ: 7 phần phân trâu, bò để hoại ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân một lớp che mưa nắng bằng vật liệu sẵn có như lá chuối, tấm tranh lợp. Đống ủ nên có kích thước sau: dài 1 m, rộng 1 m, cao 1 - 1,3 m. Cứ 5 – 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ, chất nền đã có thể sử dụng.
    
       b)  Phương pháp ủ nguội:  

       Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như đã mô tả trong phương pháp ủ nóng (không dùng vôi bột). Sau khi đánh đống xong phủ một lớp rơm, rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Tiếp theo lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng.
   
       c)  Phương pháp ủ hỗn hợp:  
      Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ trong đống phân lên cao 70 0 C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng có thể đem sử dụng.
      
      4. - Rải chất nền đệm:

       Sau khi đã chuẩn bị xong chất nền, rải chất nền vào luống nuôi hoặc ô nuôi một lớp dày từ 10 – 20 cm, tưới ẩm, xới chất nền rồi san bằng. Chất nền rải trước lúc thả giun 2 - 3 ngày. Nếu thả giống bằng giun sinh khối thì có thể không cần rải chất nền.

       5.- Ủ phân làm thức ăn cho giun:

      Ngoài phân tươi của gia súc ăn cỏ là có th cho giun ăn trực tiếp, ta có thể ngâm phân tươi đó với phân chuồng đã ủ hoại làm thức ăn cho giun bằng các hỗn hợp sau:
      - 50 kg cỏ khô hay rơm rạ, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, ...
      - 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ... )
      - 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...)
      Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắc thanh tre, nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai. Riêng rơm đã mủn sẵn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

        6.- Chuẩn bị giun giống:

       Ở Việt Nam, giống và chủng loại giun khá phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế. Nên liên hệ với các trại chăn nuôi giun chuyên nghiệp để có được nguồn giống khoẻ, chất lượng cao. Khi mua giống, tốt nhất là mua ở dạng sinh khối (có lẫn c giun bố mẹ, giun con, trứng kén giun chưa n và cơ chất mà giun đang sống quen), đ giun không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh.

       Giun đất có nhiều loại, hiện có ba giống giun được nuôi phổ biến nhất là: giun Quế, giun Nhật Bản và giun Đại Bình 3. Ba giống giun kể trên có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp với việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, cho hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta thường nuôi giun Quế, vì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với những vùng nhiệt đới. Có thể nói về việc tăng số lượng, giun là loại động vật sinh sản nhanh nhất.

     
7.- Thả giun giống:

      Thả giống giun thường vào buổi sáng. Khi chuẩn bị ô chuồng xong thì thả giun giống bằng cách rải sinh khối vào theo một đường thẳng giữa ô luống đó hoặc rải giun giống thành từng đám giữa mặt luống. Khoảng 5 – 7 phút sau, giun sẽ chui hết xuống lớp sâu. Quan sát mặt luống, loại bỏ những con giun ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu. Đó là những mẩu giun bị thương trong quá trình gom giống, chuyên chở giống. Sau khi nhặt bỏ hết giun bị thương, dùng doa tưới cây, tưới ẩm nhẹ lên luống nuôi là xong. Hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống. Nếu trời nóng quá 34 - 35 0 C nên tưới nhiều lần để giảm nhiệt độ.

      Mật độ thả quyết định năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9 - 12 kg sinh khối / m2,  tương đương 3 - 4 kg giun tinh / m2 (giun Quăn khoảng 5000 con / m2, giun Quế khoảng 10.000 con / m2), mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu hoạch, với năng suất 10 - 15 kg / m2, tương đương với 100 - 150 tấn giun / ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn, có thể rút ngắn chu kỳ thu hoạch là 20 ngày. 
      8.- Che phủ luống giun:
      Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối. Hễ gặp ánh sáng là giun rút sâu xuống dưới mặt luống. Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối cho giun lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm. Tấm che phủ còn có tác dụng giữ độ ẩm luống nuôi. Sau khi thả giun giống, lấy bao tải cũ hoặc chiếu cói rách, bìa các tông, lá chuối, lá cọ …đậy lên bề mặt ô chuồng giun để tạo bóng tối cho giun nhanh chóng quen nơi ở mới, rồi lấy ô roa tưới nước lên trên bề mặt, sao cho chất nền đệm ở dưới được ướt đẫm đều.

       9.- Tưới ẩm luống nuôi:

      Mùa hè tưới 2 – 3 lần ngày, mùa đông tưới 1 – 2 lần / ngày. Ngày khô nóng tưới nhiều, ngày mưa rét tưới ít hoặc không cần tưới. Độ ẩm thích hợp luống nuôi là 70 %. Muốn kiểm tra độ ẩm thích hợp, lấy một nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng là quá ẩm. Khi quá ẩm điều chỉnh bằng cách giảm lần tưới hoặc giảm lượng nước tưới. Nếu bóp chặt mà không có nước là bị khô, cần tưới nước ngay.

      10.- Cho giun ăn và chăm sóc giun:
      Sau khi thả giun giống được 1 - 2 ngày thì nên cho giun ăn. Lượng thức ăn mỗi lần khoảng 5 cm trên mặt luống. Sau đó sẽ tiếp tục cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý  không nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho giun chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng sinh sản, năng suất nuôi giun sẽ bị giảm.
      Các loại thức ăn của giun là phân tươi như phân trâu, bò, lợn, dê, thỏ, ngựa, hoặc thức ăn là rác thải hữu cơ đã hoai mục, được ủ theo các phương pháp nêu trên - Đều trộn lẫn và được ngâm vào bể có tưới nước sạch trong 1 – 2 ngày, thành dạng lỏng sền sệt, rồi mới múc vào cho giun ăn là tốt nhất. Cần lưu ý giun không chịu nước tiểu, vì vậy nếu phân có lẫn nước tiểu phải phun rửa sạch nước tiểu trước khi cho ăn. Phân trâu bò, phân lợn vón cục cần bóp vụn trước khi cho ăn.
     
      Khi cho ăn, giở tấm phủ và múc thức ăn cho giun. Thức ăn rải trên mặt luống thành vệt dài hoặc từng đám mỏng cách đều nhau. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa. Vào mùa hè, c 2 - 3 ngày cho giun ăn 1 lần. Lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm. Đến mùa đông, lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè (3 – 4 ngày cho ăn 1 lần). Thức ăn phải bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao hoặc trong thức ăn có chất gây sốc thì giun có khoảng trống chui lên thở. Sau khi bón xong, đậy tấm phủ lại và tưới ẩm.

       Nuôi giun hầu như không bị dịch bệnh, nhưng vào mùa hè có thể gặp một số bệnh sau:

      -  Bệnh no hơi:  Do giun ăn những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, lợn... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trườn dài, sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hót hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.

      -  Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hở của chất nền, làm giun chui lên trên lớp mặtvà bò đi. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

      11.- Nhân luống:
    
       Thời gian đầu luống còn ít kén và giun chưa thích nghi được môi trường mới, nên sau 2 tháng đầu thì số giống chúng ta mới được nhân đôi, những lần sau chỉ 1 tháng. Lúc này chúng ta có thể tách giun để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 2 ngày, ta cho giun ăn. Khi đó giun tập trung trên bề mặt luống, bốc lấy phần sinh khối phía trên của luống, thành những rãnh cách đều khoảng 20 cm rồi rải vào luống mới (cũng thành từng  rãnh 20 cm) và tiếp tục cho ăn vào những chỗ rãnh trống, cả trên luống cũ và mới, cho đến khi đầy luống.
       12.- Bảo vệ luống giun:
     Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hoặc cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng.
     Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, cóc, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun. Ngoài ra thật chú ý với các loại thuốc trừ sâu, hoá chất như xà phòng, nước rửa chén, muối ăn, nước giải, tro bếp, đất bột,  ... rất độc hại đối với giun, giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc.
     Giun cũng có thể bò đi khỏi thùng, hộp, chuồng nuôi hoặc bị chết khi gặp những điều kiện bất lợi của môi trường sống như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH quá cao hoặc quá thấp (do không tưới ẩm đúng kĩ thuật hoặc nước tưới không đảm bảo), thùng đậy nắp hoặc phủ nilon quá kín, trời quá nắng, bị nước mưa tạt vào, tiếng ồn và tiếng động xung quanh quá  lớn v.v
II.YÊU CẦU KĨ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ
Muốn nuôi giun trong hộ gia đình trước hết cần 02 điều kiện sau:
 
     - Có nguồn phân động vật tại chỗ như phân trâu bò, phân dê thỏ, phân gà, phân lợn; Các nguồn rác thải hữu cơ như: rơm rạ, rau quả, bã trái cây đã ép lấy nước, xơ mít, vỏ dứa, xoài, thân cây chuối…Đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC.

    - Phải có một chuồng nuôi thích hợp. Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì đều có thể làm chuồng nuôi giun. Ví dụ như thùng phuy, can nhựa, khay, thùng, chậu, chuồng trại cũ bỏ không, lều lán… 
      Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi giun tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để nuôi giun Quế thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật sau:
     1.- Về người nuôi:
     -   Nắm được một số đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của con giun.
     -   Có kiến thức tối thiểu về qui trình công nghệ nuôi giun.
     -   Thực hành đúng các yêu cầu kĩ thuật và qui trình công nghệ nuôi giun.
   
      2.- Về chung trại nuôi:
     Chung trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát, không bị ngập úng và không nên bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sạch; cần thoát nhiệt, thoát nước tốt. Bảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái..) Hố hoặc bể nuôi giun phải có mái che tránh mưa nắng. Ban đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh giun bò đi nơi khác.
      3.- Về chất nền:
      Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng…Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của giun, có thể là môi trường sống tạm của giun khi gặp điều kiện bất lợi.
      4. – Về nhiệt độ:
      Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20oC - 30oC. Đối với bà con ở một số khu vực phía Bắc cần chú ý: Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đông hoặc chết cóng. 
      5.- Về độ ẩm:
      Phải thường xuyên tưới nước cho giun (vào mùa hè và mùa khô ít nhất là 2 lần / ngày). Có thể nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra; nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô. Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì giun đã bị sốc khi di chuyển. Hàng ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tưới ít. Nước tưới nên có pH trung tính, không nhiễm mặn hoặc phèn. Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có thể duy trì ở mức cao và ngược lại. 
       6.- Về ánh sáng:
      Giun rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng. Tốt nhất là có tấm phủ trên mặt luống nuôi. Tuy nhiên cần phải giữ cho chuồng thoáng mát.

      7. – Về không khí:
      Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên thức ăn của giun phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho giun.
      
      8.- Về thức ăn:
      Mỗi ngày giun tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi giun. Thức ăn giun gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ.. Trong đó phân bò tươi và phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của giun; còn lại phân gà, phân lợn, phân vịt, cần phải ủ cho hoai trước khi cho ăn. Thức ăn là chất thải hữu cơ nên ở dạng đang phân hủy, không nên có hàm lượng muối và amoniac quá cao; chủng loại tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những chất liệu có tỷ lệ C / N vào khoảng 10 : 1 như phân gia súc, hấp dẫn giun hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.
       Có thể chế biến thức ăn giun gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưa... 50 %; lá xanh, rau các loại, vỏ chuối... 20 % và phân gia súc, gia cầm 30 %. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất. Cứ 2 kg giun giống (khoảng 5000 con) tiêu thụ mỗi ngày 1-2 kg phân ủ, cứ 1000 con hàng tháng ăn hết 100 kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70 % nước, 30 % phân rác... (cất nguyên liệu rơm rạ...) đem ủ như ủ phân đống ngoài trát bùn chặt kín, nhiệt độ tăng cao, cho đến 3 - 4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường thì cho giun ăn

III.CÁC MÔ HÌNH NUÔI GIUN QUẾ
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình nuôi giun Quế: từ đơn giản như nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… nhưng nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của con giun Quế.
 
    1 -  Nuôi trong khay chậu:

Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được. Mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 – 0,4 m2 với chiều cao khoảng 0,3 m). Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian. Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt ở nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được đục lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng  bông gòn, lưới… để không bị thất thoát con giống. Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rảnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho giun Quế phải được chú ý cẩn thận hơn.

     2 -  Nuôi trên đồng ruộng có mái che:

    Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải. Các luống nuôi có thể là ô đào sâu trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2 m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát được nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của giun Quế và chng các thiên địch.

     3 -  Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:

Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi giun Quế như Mỹ, Úc.. và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2 m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun Quế và cần một diện tích tương đối lớn.

     4 -  Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp:

Là dạng Cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu. Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada.      
IV.THU HOẠCH GIUN QUẾ
Sản lượng giun phụ thuộc vào mật độ thả giống, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Mật độ thả giống nuôi càng dầy thì năng suất càng cao. Thức ăn luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo; Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kĩ thuật sẽ giúp giun nhanh lớn, sinh sản nhiều. Ngược lại nếu thức ăn không đủ, môi trường sống có những yếu tố bất lợi thì giun có thể bò đi mất hoặc chết, năng suất sẽ giảm. Sau khi thả giun giống 2 tháng thì bắt đầu thu hoạch tỉa dần. Trung bình mỗi tháng có thể thu được 3 - 4 kg giun/ m2. Giun có tập quán không thích sống nhiều thế hệ ở cùng một chỗ. Khi giun con đã nhiều và trưởng thành thì giun bố mẹ thường bỏ đi tìm nơi ở mới. Vì vậy sau 1 - 2 tháng, nếu không thu hoạch để sử dụng, thì cũng nên nhân luống, nếu không thì giun cũng sẽ tự bò đi. Khi bỏ thức ăn vào các rãnh trống, giun bố mẹ thường chuyển sang đó sinh sống, nhường lại nơi ở cũ cho giun con.
 
       Sản lượng giun phụ thuộc vào mật độ thả giống, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Mật độ thả giống nuôi càng dầy thì năng suất càng cao. Thức ăn luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo; Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kĩ thuật sẽ giúp giun nhanh lớn, sinh sản nhiều. Ngược lại nếu thức ăn không đủ, môi trường sống có những yếu tố bất lợi thì giun có thể bò đi mất hoặc chết, năng suất sẽ giảm.
       Sau khi thả giun giống 2 tháng thì bắt đầu thu hoạch tỉa dần. Trung bình mỗi tháng có thể thu được 3 - 4 kg giun /m2. Giun có tập quán không thích sống nhiều thế hệ ở cùng một chỗ. Khi giun con đã nhiều và trưởng thành thì giun bố mẹ thường bỏ đi tìm nơi ở mới. Vì vậy sau 1 - 2 tháng, nếu không thu hoạch để sử dụng, thì cũng nên nhân luống, nếu không thì giun cũng sẽ tự bò đi. Khi bỏ thức ăn vào các rãnh trống, giun bố mẹ thường chuyển sang đó sinh sống, nhường lại nơi ở cũ cho giun con.
          Thông thường luống giun gồm 3 lớp. Lớp trên cùng là thức ăn giun ăn chưa hết, có lẫn trứng kén giun; Giữa là nơi giun sinh sống; Dưới đáy là lớp phân giun.

          Có nhiều phương pháp thu hoạch giun nhưng hữu hiệu nhất là phương pháp như sau: Khi thu hoạch, mở tấm che phủ ra, dùng tay vỗ nhẹ trên mặt luống để giun chui xuống dưới, dùng một tay gạt nhẹ một lớp bề mặt khoảng 5 cm (chủ yếu gồm thức ăn giun ăn chưa hết, có lẫn trứng kén giun) để lại trên luống giun, rồi nhanh chóng dùng hai tay bốc lớp giun lẫn cơ chất, dày khoảng 20 cm bỏ vào chậu.

          Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau 5 – 10 phút gạt bỏ phần cơ chất bên trên lần lượt, vì khi giun ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới, cho đến khi chỉ còn giun.

          Lớp cơ chất lọc ra đem rải trở lại luống để tiếp tục nuôi, vì trong đó vẫn có lẫn trứng kén giun, giun con và giun bố mẹ chưa kịp chui xuống dưới.
Thu hoạch phân giun
Nếu cho ăn đủ, mỗi ngày giun thải ra lượng phân bằng 30 – 40 % số lượng giun trong luống nuôi (Nếu nuôi 3 - 5 kg giun/ m2, sẽ thu được 1 - 2 kg phân giun / m2 - ngày). Sau 5 – 6 tháng nuôi, khi lớp phân giun ở đáy ô đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm đi, ta có thể thu hoạch toàn bộ luống giun. Khi thu hoạch toàn bộ (thay đáy), trước tiên ta thu hoạch giun theo phương pháp nêu trên. Sau đó xúc hót tất cả lớp phân ở đáy và lọc giun như lọc tầng giữa. Lớp phân giun thu được này không được bỏ làm phân ngay, mà tưới ẩm rồi đậy kín, sau 1 tháng lọc giun lần nữa rồi mới bỏ làm phân. Để thu được trên 90 % con giống, nên thực hiện động tác này 2 lần.
 
      Nếu cho ăn đủ, mỗi ngày giun thi ra lượng phân bằng 30 – 40 % số lượng giun trong luống nuôi (Nếu nuôi 3 - 5 kg giun /m2, sẽ thu được 1 - 2 kg phân giun /m2 - ngày). Sau 5 – 6 tháng nuôi, khi lớp phân giun ở đáy ô đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm đi, ta có thể thu hoạch toàn bộ luống giun.
     Khi thu hoạch toàn bộ (thay đáy), trước tiên ta thu hoạch giun theo phương pháp nêu trên. Sau đó xúc hót tất cả lớp phân ở đáy và lọc giun như lọc tầng giữa. Lớp phân giun thu được này không được bỏ làm phân ngay, mà tưới ẩm rồi đậy kín, sau 1 tháng lọc giun lần nữa rồi mới bỏ làm phân.
       Để thu được trên 90 % con giống, nên thực hiện động tác này 2 lần.
     Trong trường hợp luống đã đầy phân mà không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, giun sẽ ngửi được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt giun hoặc trời nắng sẽ phơi phân giun dễ dàng hơn. 
Chế biến và sử dụng giun Quế
a) Sử dụng giun tươi: Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5 - 7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên làm sạch rồi chế biến thành bột giun, mắm giun, dịch giun. Làm sạch giun bằng cách cho giun vào chậu, rửa 2 - 3 lần rồi ngâm trong nước sạch, 2 tiếng thay nước 1 lần, thay vài ba lần cho đến khi không thấy còn phân giun thải ra là được.
 

a)    Sử dụng giun tươi:  
 Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5 - 7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên làm sạch rồi chế biến thành bột giun, mắm giun, dịch giun. Làm sạch giun bằng cách cho giun vào chậu, rửa  2 - 3 lần rồi ngâm trong  nước sạch, 2 tiếng thay nước 1 lần, thay vài ba lần cho đến khi không thấy còn phân giun thi ra là được.

b)    Chế biến bột giun:   
Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70 % (cao hơn bột cá, đậu tương v.v..). Thức ăn cho gia súc, gia cầm làm từ giun có tới 53 – 65 %  chất đạm, 11 – 17 % chất đường bột, 7 – 32 % chất khoáng và hàm lượng chất béo khá cao. một số nước, giá bột giun khá đắt. Nơi có điều kiện nuôi được nhiều giun, có thể làm bột giun dùng thay thế bột cá, bột thịt trong thức ăn hỗn hợp lợn, gà. Bột giun bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn 3 - 5 %.
     Cách làm bột giun như sau: Giun rửa sạch, để ráo, lấy cám trộn đều với giun theo tỉ lệ 1 kg cám cho 3 kg giun, rồi đem phơi hoặc rang sấy (phải trộn cám vì giun tiết ra nhiều chất nhờn). Khi giun đã khô giòn thì sàng b cám, lấy giun rồi đem giã hoặc nghiền nhỏ thành bột, cho vào túi ni lông, đóng bao để bảo quản nơi khô ráo. Đem cám sàng b cho gia súc, gia cầm ăn rất tốt.

      c) Làm mắm giun:  
      Giun sau khi làm sạch, trộn muối như muối mắm tép, sau vài ba tháng giun ngấu thành mắm. Cho lợn ăn mắm giun hàng ngày 15 - 20 g / con hoặc 2 ngày 1 lần 30 g / con.
      d) Làm dịch giun:  
      Sau khi làm sạch, giun được đem vào xử lý vi sinh để loại bỏ hoàn toàn một số nấm và vi khuẩn có hại, cũng như làm kích thích tăng trưởng một số vi khuẩn có lợi. Sau khoảng thời gian hợp lý, giun được lấy ra và trộn đều với một loại men Enzyme. Dịch giun Quế còn được xem như là một thức ăn bổ xung dưới dạng nước có thể thay thế hoàn toàn các loại như dầu mực, thức ăn bổ xung, vitamin C......và ngay cả các kháng sinh cần thiết để sn xuất con giống nuôi tôm, cá v.v…
      đ)Phân giun:  

     Sau khi thu hoạch ra khỏi chuồng ta đem phơi khô, cho vào bao hoặc đem ra sử dụng ngay cũng được. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân giun để xử lý nước cho ao tôm, cá rất hữu hiệu. Phân giun cũng có thể trộn đều với cám ngô, cám gạo làm thức ăn cho gia súc, gia cầm rất tốt.
Phát Triển Bởi:  http://kythuatnongnghiep.tk
                                           


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét